Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Bài 25 phần 2: Phong trào Tây Sơn
Câu 1: Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chúa Nguyễn?
A. Lật đổ vua Lê, thống nhất đất nước
B. Phái quân vào Phú Xuân giúp chúa Nguyễn
C. Liên kết với quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn
D. Phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân
Lời giải:
Biết tin Tây Sơn nổi dậy, Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn không chống lại nổi, phải vượt biển vào Gia Định.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)?
A. Trận Bạch Đằng
B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
C. Trận Chi Lăng – Xương Giang
D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Lời giải:
Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (tháng 1-1785) đã tiêu diệt gần hết lực lượng quân Xiêm, buộc chúng phải rút chạy về nước, cuộc kháng chiến chống quân Xiêm kết thúc thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?
A. Phủ Quy Nhơn
B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận
C. Thuận Quảng
D. Phủ Gia Định
Lời giải:
Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn rừ Quảng Nam đến Bình Thuận
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
A. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777
B. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt
C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ
D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân
Lời giải:
Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm có thái độ như thế nào?
A. Hòa nhã, ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ
B. Muốn nhanh chóng rút quân về nước
C. Kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của
D. Muốn nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Viêt
Lời giải:
Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc trở về nước
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh?
A. Do đề nghị của chúa Trịnh
B. Do Tây Sơn đang ở thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn
C. Do chúa Nguyễn bắt tay với chúa Trịnh chống Tây Sơn
D. Do lực lượng của chúa Trịnh quá mạnh
Lời giải:
Khi chúa Trịnh tiến đánh Phú Xuân, quân Tây Sơn bị đặt vào thế bất lợi khi phía bắc có quân Trịnh, phía Nam còn quân Nguyễn => Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Vì sao Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
A. Quân Xiêm yếu về thủy chiến
B. Xa căn cứ của quân Xiêm
C. Lợi dụng thủy triều
D. Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh
Lời giải:
Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh
=> Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Vì sao quân Xiêm lại kéo quân vào Gia Định?
A. Do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn
B. Do sự nhờ vả của Lê Chiêu Thống
C. Do sự nhờ vả của Nguyễn Ánh
D. Do yêu cầu của chúa Trịnh
Lời giải:
Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7-1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút là gì?
A. Tiêu diệt được quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc
B. Đập tan sự kháng cự của dòng họ Nguyễn
C. Đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam nghệ thuật thủy chiến độc đáo
D. Nâng cao vị thế của Đại Việt ở Đông Nam Á
Lời giải:
Trận Rạch Gầm- Xoài Mút là trận đánh quyết định, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của trận đánh này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?
A. Nhiệm vụ- mục tiêu
B. Lãnh đạo
C. Phương pháp đấu tranh
D. Lực lượng chủ yếu.
Lời giải:
Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào Tây Sơn với các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử là về nhiệm vụ- mục tiêu. Cụ thể:
– Nhiệm vụ- mục tiêu của chung của các cuộc khởi nghĩa nông dân là đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến, giành quyền lợi cho người nông dân
– Còn phong trào Tây Sơn bên cạnh mục tiêu đó đã vươn lên trở thành một phong trào rộng lớn trên cả nước, đảm đương nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
Chọn: A
Đáp án cần chọn là: A