Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Câu 1: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
A. Giúp vua cứu nước
B. Bảo vệ cuộc sống
C. Giành lại độc lập.
D. Cứu nước, cứu nhà.
Chọn đáp án: B. Bảo vệ cuộc sống
Giải thích: trang 131, mục I
Câu 2: Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?
A. 1884
B. 4/1892
C. 1893
D. 1897
Chọn đáp án: B. 4/1892
Giải thích: Trang 132, mục I
Câu 3: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
A. Xây dựng phòng tuyến
B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.
C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.
Chọn đáp án: C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
Giải thích: ( Trang 132, mục I)
Câu 4: Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?
A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.
B. Lo tích lũy lương thực.
C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Chọn đáp án: A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.
Giải thích: Trang 132, mục I
Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Chọn đáp án: D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Giải thích: Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.
Câu 6: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
Chọn đáp án: A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
Giải thích: Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, và khu vực miền núi. Cuộc sống của người dân bị đe dọa, bóc lột, cùng với những chính sách thuế khóa nặng nề đã làm nông dân Yên Thế bùng nổ chiến tranh.
Câu 7: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?
A. Mường, Thái
B. Khơ-me, Mông
C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.
D. Thượng, X-tiêng, Thái.
Chọn đáp án: C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.
Giải thích: Trang 133, mục II
Câu 8: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
Chọn đáp án: D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
Giải thích: Trên thực tế, cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo nông dân quần chúng nhân dân tham gia, nhưng lực lượng lãnh đạo do Đề Thám và Đề Nắm đều là những nông dân đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu 9: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?
A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.
C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.
D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.
Chọn đáp án: B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.
Giải thích: Trang 133, mục II
Câu 10: Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?
A. Người Dao, người Hoa.
B. Người Thượng, người Khơ-me.
C. Người Thái, người Mường.
D. Người Thượng, người Thái.
Chọn đáp án: A. Người Dao, người Hoa.
Giải thích: Trang 133, mục II