Lý Thuyết & 300 Câu Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1: Năm 1825 – 1850, số người chết đói ở Ấn Độ là bao nhiêu?

A. 400 000

B. 5 000 000

C. 15 000 000

D. 853 000

Đáp án: A

Giải thích: Trang 56, phần I sgk Lịch Sử 8

Câu 2: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Tầng lớp tri thức

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp công nhân

D. Giai cấp tư sản.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 57, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 3: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.

C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái nặng nề.

Đáp án: A

Giải thích: Thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Ấn Độ gặp phải khủng hoảng và suy yếu. Lợi dụng tình hình đó, các nước phương Tây đã đua tranh xâm lược Ấn Độ

Câu 4: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XVI

B. Đầu thế kỉ XVIII

C. Cuối thế kỉ XVIII

D. Năm 1875

Đáp án: C

Giải thích: Trang 56, mục I sgk Lịch Sử 8

Câu 5: Thực dân Anh đã thi hành nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm mục đích gì?

A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.

B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân.

C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.

Đáp án: C

Giải thích: Khi Anh hoàn thành cuộc chinh phục Ấn Độ và đặt ách thống trị đã gây nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân. Chính vì vậy đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của nhân dân, để đàn áp các phong trào, và lôi kéo được tầng lớp có thế lực trong xã hội làm tay sai.

Câu 6: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội?

A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp.

B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.

C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.

D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.

Đáp án: A

Giải thích: Với nhiều hậu quả cho xã hội đã làm bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp

Câu 7: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay ( 1857 – 1859) mang tính dân tộc?

A. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính.

B. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng được lời kêu gọi của những người yêu nước.

C. Cuộc khởi nghĩa có tác dụng to lớn trong việc đánh đổ ách cai quản của Anh.

D. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc khởi nghĩa đã lôi kéo được rất nhiều giai cấp tầng lớp trong nước thâm gia. Từ tư sản, nhân dân, binh lính,…

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?

A. Thể hiện long yêu nước của nhân dân Ấn Độ

B. Mang tính dân tộc sâu sắc.

C. Đánh dấu bước ngoặt cho các phong trào cách mạng ở Ấn Độ.

D. Thúc đẩy giai cấp tư sản đứng dậy chống thực dân Anh.

Đáp án: C

Giải thích: Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã để lại các ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt cho các phong trào cách mạng ở Ấn Độ, có Đảng Quốc đại – một chính đảng đã lãnh đạo

Câu 9: Trong 20 năm đầu ( 1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ chương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách Ấn Độ?

A. Dùng bạo lực

B. Dùng thương lượng

C. Dùng phương pháp ôn hòa.

D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 58, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 10: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?

A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ

C. Dựa vào Anh để Ấn Độ phát triển đấy.

D. Giành quyền tự chủ phát triển kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 57, mục II sgk Lịch Sử 8

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1116

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống