Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Phản xạ âm – Tiếng vang
– Âm thanh khi truyền đi nếu gặp vật chắn có bề mặt cứng, nhẵn thì âm bị dội ngược trở lại, âm đó là âm phản xạ hay gọi là tiếng vang.
Ví dụ: Khi đứng ở trong hang động, nếu nói to thì một lúc sau ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.
– Thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được tiếng vang phải lớn hơn 1/15 giây thì ta mới có thể nghe rõ được tiếng vang.
2. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
– Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt cứng, nhẵn
– Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt mềm, xù xì hay gồ ghề. Những vật phản xạ âm kém gọi là những vật hấp thụ âm tốt.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Giải thích khi nào có phản xạ âm, tiếng vang và cách làm giảm phản xạ âm
– Để giải thích vì sao trên đường truyền của âm thanh có vật chắn nhưng không nghe được tiếng vang, dựa vào điều kiện chỉ có tiếng vang khi âm phản xạ và âm trực tiếp cách nhau ít nhất là 1/15 giây.
– Để giải thích vì sao có hiện tượng phản xạ âm ta dựa vào điều kiện là trên đường truyền của âm thanh phải có vật cản.
– Để làm giảm phản xạ âm cần dùng những vật liệu phản xạ âm kém để làm vật chắn.
2. Xác định khoảng cách giữa hai địa điểm
Ví dụ: Để xác định khoảng cách s (m) từ vị trí người đang đứng đến một vị trí A nào đó:
– Ta có thể tạo ra một tiếng nổ.
– Dùng đồng hồ bấm giây để xác định khoảng thời gian t (s) từ khi ta nghe tiếng nổ đến khi ta nghe được tiếng vang (âm phản xạ).
– Dựa vào vận tốc truyền âm trong không khí ta tính được khoảng cách từ người đang đứng đến vị trí A là: