Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
1. Hiệu điện thế
– Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
– Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.
– Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.
+ Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV.
1 mV = 0,001 V 1 V = 1000 mV
+ Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV.
1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV
– Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
2. Dụng cụ đo hiệu điện thế
– Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế.
+ Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V).
+ Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số (sử dụng đồng hồ đo điện đa năng).
– Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) xác định.
– Kí hiệu vẽ Vôn kế là:
3. Đo hiệu điện thế
Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý:
– Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.
– Mắc Vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của Vôn kế (tức là chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).
– Số chỉ của Vôn kế mắc song song với vật chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn đó.
– Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện đó (hình 3.1)