Chương 1: Quang học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Bài 1: Chọn phát biểu đúng?

    A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

    B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

    C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

    D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

    – Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ Đáp án C sai.

    – Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật ⇒ Đáp án A, B sai. Đáp án D đúng.

Bài 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

    A. 3m         B. 3,2m         C. 1,5m         D. 1,6m

    Ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Vì vậy một người đứng trước gương phẳng cho ảnh cách gương 1,5m thì người đó cũng cách gương 1,5m

    Vậy đáp án đúng là C.

Bài 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

    A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.

    B. Khi S’ là nguồn sáng

    C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.

    D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

    – Để nhìn được vật thì tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người.

    – Để nhìn được ảnh của vật qua gương, mắt phải nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

    ⇒ Đáp án đúng là D.

Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

    A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.

    B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.

    C. Vì ảnh ảo là vật sáng.

    D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

    Ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra là giao điểm của đường kéo dài của các tia sáng phản xạ trên gương. Vì thế khi ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S thì sẽ không hứng được ảnh trên màn ⇒ Đáp án đúng là B.

Bài 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:

    A. 54cm         B. 45cm         C. 27cm         D. 37cm

    – S và S’ đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương hay SH = S’H (1)

    – Theo đề bài S’ cách S một khoảng là 54cm

    Mà SS’ = 54 cm = SH + S’H (2)

    Từ (1) (2) ⇒ SS’ = S’H + S’H = 2.S’H = 54 cm

    ⇒ S’H = 54/2 = 27cm

    Vậy ảnh S’ của S nằm cách gương một khoảng là 27 cm

Bài 6: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ).

    a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.

    b) Đặt mắt tại điểm M nhìn vào gương, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt.

    a) Qua gương vẽ A’ đối xứng với A, B’ đối xứng với B.

    Nối A’ và B’ ta xác định được ảnh A’B’ của vật AB.

    b) Nối A’ với M, A’M cắt gương tại điểm tới I.

    Từ A vẽ tia tới AI và tia phản xạ MI.

Bài 7: Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng. Nếu quay tia này xung quanh điểm S một góc α thì tia phản xạ quay một góc bằng bao nhiêu?

    – Tia SI quay xung quanh điểm S một góc α. Nghĩa là

    – Do S’ đối xứng với S qua gương nên:

    SH = S’H

    SS’ vuông góc với gương

    – Xét ΔSHI1 và ΔS’HI1 có:

    – Xét ΔSHI2 và ΔS’HI2 có:

    – Xét ΔSI1I2 và ΔS’I1I2 có:

    Vậy tia phản xạ cũng quay một góc α

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1040

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống