Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Cần nắm vững các kiến thức sau:
Tên oxit của kim loại = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit
Ví dụ:
FeO : Sắt (II) oxit.
Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
CuO : Đồng (II) oxit.
MgO : Magie oxit.
Tên oxit của phi kim = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
Tiền tố: – Mono: nghĩa là 1. (để đơn giản đi thường không gọi tiền tố mono).
– Đi: nghĩa là 2.
– Tri: nghĩa là 3.
– Tetra: nghĩa là 4.
– Penta: nghĩa là 5.
Ví dụ:
CO: Cacbon monooxit nhưng thường đơn giản đi gọi cacbon oxit.
SO2 : Lưu huỳnh đioxit.
CO2 : Cacbon đioxit.
N2O3 : Đinitơ trioxit.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.
Hướng dẫn giải:
Oxit axit:
SO2 : Lưu huỳnh đioxit
P2O5 : Điphotpho pentaoxit
N2O5 : Đinitơ pentaoxit.
CO2 : Cacbon đioxit.
Oxit bazơ :
K2O: Kali oxit
MgO: Magie oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
Ví dụ 2: Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.
a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.
b) Gọi tên các oxit đó.
Hướng dẫn giải:
a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.
b) Gọi tên các oxit :
BaO: Bari oxit
ZnO: Kẽm oxit
SO3 : Lưu huỳnh trioxit
CO2: Cacbon đioxit
Ví dụ 3: Oxi hoá 22,4 gam sắt, thu được 32 gam oxit sắt.
a) Xác định tên và công thức của oxit sắt.
b) Xác định hoá trị của sắt trong oxit này.
Hướng dẫn giải:
nFe =
2xFe + yO2
0,4 →
mFexOy =
→16y = 24x →
Chọn x = 2, y = 3 → Công thức oxit sắt: Fe2O3.
b) Gọi hoá trị của sắt trong Fe2O3 là a. Ta có:
2 × a = 3 × II → a = III.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cách đọc tên nào sau đây sai:
A. CO2: cacbon (II) oxit
B. CuO: đồng (II) oxit
C. FeO: sắt (II) oxit
D. CaO: canxi oxit
Đáp án A.
Tên oxit của phi kim = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
CO2 : cacbon đioxit
Tên oxit bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit
CuO : đồng (II) oxit
FeO: sắt (II) oxit
CaO: canxi oxit.
Câu 2: Tên gọi của P2O5 là
A. Điphotpho trioxit
B. Photpho oxit
C. Điphotpho oxit
D. Điphotpho pentaoxit
Đáp án D.
P2O5 là oxit của phi kim
Tên oxit của phi kim = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
=> P2O5 : Điphotpho pentaoxit.
Câu 3: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là:
A. Thiếc pentaoxit
B. Thiếc oxit
C. Thiếc (II) oxit
D. Thiếc (IV) oxit
Đáp án D
Thiếc là kim loại có nhiều hóa trị nên phải gọi tên kèm hóa trị.
SnO2 : Thiếc (IV) oxit.
Câu 4: Oxit Fe2O3 có tên gọi là
A. Sắt oxit.
B. Sắt (II) oxit.
C. Sắt (III) oxit.
D. Sắt từ oxit.
Đáp án C
Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III
=> Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit.
Câu 5: Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 gọi là
A. Mono.
B. Tri.
C. Tetra.
D. Đi.
Đáp án B
Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 là tri.
Câu 6: Tên gọi của Al2O3 là
A. Nhôm oxit
B. Đi nhôm tri oxit
C. Nhôm (III) oxit
D. Nhôm (II) oxit.
Đáp án A
Nhôm là kim loại có một hóa trị nên không cần đọc kèm hóa trị.
Câu 7: Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là:
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Fe(OH)2
Đáp án A
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On
Giả sử có 1 mol Fe2On.
=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam.
Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.
Ta có: mFe : mO = 7 : 3 hay
Công thức oxit cần tìm là Fe2O3
Câu 8: Công thức oxit nào có tên gọi không đúng:
A. SO3: lưu huỳnh đioxit
B. Fe2O3 : sắt (III) oxit
C. Al2O3: nhôm oxit
D. P2O5: điphotpho pentaoxit.
Đáp án A
SO3: lưu huỳnh đioxit
Câu 9: Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là
A. P2O3
B. PO2
C. P2O5
D. P2O4
Đáp án C
Gọi x là hóa trị của P
Công thức oxit của P là P2Ox
=> 62 + 16x = 142 => x = 5
Vậy công thức của oxit là P2O5.
Câu 10: Trong hợp chất oxit của kim loại A hóa trị I thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là?
A. Li
B. Zn
C. K
D. Na
Đáp án C
Công thức oxit của kim loại A là A2O
Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng
Ta có:
Vậy A là kim loại kali (K).