Chương 2: Phản ứng hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

– Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.

Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

– Giả sử có phản ứng: A + B → C + D

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD

Trong đó mA, mB, mC, mD là khối lượng mỗi chất.

Như vậy nếu biết khối lượng của 3 chất có thể tính được khối lượng của chất còn lại.

⇒ Hệ quả của định luật bảo toàn khối lượng:

Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: đá vôi → cacbon đioxit + canxi oxit

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcacbon đioxit + mcanxi oxit

⇔ mđá vôi = 4,4 + 5,6 = 10 gam.

Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g.

Ví dụ 2: Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau:

Magie + Oxi → Magie oxit

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mmagie + moxi = moxit moxi = moxit – mmagie = 15 – 9 = 6 gam.

Ví dụ 3: Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phản ứng hóa học như sau:

Lưu huỳnh + khí oxi → lưu huỳnh đioxit

Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mlưu huỳnh + moxi = mlưu huỳnh đioxit

⇒ moxi = mlưu huỳnh đioxit – mlưu huỳnh = 96 – 48 = 48 gam.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Đốt cháy hết 4,5 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 7,5 gam hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Khối lượng oxi đã phản ứng là

A. 3 gam.

B. 4 gam.

C. 5 gam.

D. 6 gam.

Đáp án A

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mmagie + moxi = moxit

⇒ moxi = moxit – mmagie = 7,5 – 4,5 = 3 gam.

Câu 2: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách nào phát biểu đúng?

A. Tổng các chất sản phẩm bằng tổng các chất tham gia phản ứng.

B. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng số phân tử chất phản ứng bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

D. Tổng sản phẩm luôn gấp hai lần tổng chất tham gia.

Đáp án B

Câu 3: Cho phương trình hóa học: C + O2 → CO2 . Biết khối lượng C đem đốt cháy là 12 gam, khối lượng CO2 thu được là 44 gam. Khối lượng O2 đã phản ứng là

A. 56 (g).

B. 22 (g).

C. 6 (g).

D. 32 (g).

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

moxi = 44 – 12 = 32 gam.

Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu sai

A. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

B. Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.

C. Trong phản ứng hóa học, sự thay đổi liên kết hóa học chỉ liên quan đến electron.

D. Trong phản ứng hóa học, khối lượng sản phẩm thu được phải lớn hơn khối lượng chất tham gia.

Đáp án D.

Câu 5: Cho 6,5g kẽm vào dung dịch có chứa7,3g axit clohiđric. Khối lượng kẽm clorua có trong dung dịch tạo thành là 13,6g. Khối lượng khí hiđro bay lên là

A. 2g.

B. 0,3g.

C. 3g.

D. 0,2g.

Đáp án D.

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mkẽm + maxit = mkẽm clorua + mhiđro

⇒ mhiđro = 6,5 + 7,3 – 13,6 = 0,2 gam.

Câu 6: Đốt cháy 1,6g chất M cần 6,4g khí O2 và thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là

A. 4,3g và 4,6g.

B. 4,4 g và 3,6 g.

C. 5g và 3g.

D. 4,2g và 3,8g.

Đáp án B

Gọi khối lượng CO2 là a gam; khối lượng H2O là b gam.

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mM + mO2 = mCO2 + mH2O

⇒ a + b = 1,6 + 6,4 = 8 (1)

Theo bài ra, tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9 nên 9a = 11b (2)

Từ (1) và (2) giải được a = 4,4 và b = 3,6

Vậy khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 4,4 gam và 3,6 gam.

Câu 7: Đốt cháy 12,4 gam photpho trong không khí tạo ra 28,4 gam P2O5.

Khối lượng oxi cần dùng là:

A. 16 gam.

B. 32 gam.

C. 6,4 gam.

D. 3,2 gam.

Đáp án A

Theo định luật bảo toàn khối lượng có:

mP + mO2 = mP2O5

⇒ mO2 28,4 – 12,4 = 16 gam.

Câu 8: Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng là do trong phản ứng hoá học:

a. Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.

b. Khối lượng các nguyên tử không đổi.

c. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Giải thích nào đúng:

A. ( a ).

B. ( b ).

C . ( c ).

D. ( d ).

Đáp án D

Câu 9: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 44 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 56 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là

A. 10 gam.

B. 100 gam.

C. 12 gam.

D. 20 gam.

Đáp án B

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcacbon đioxit + mcanxi oxit

⇔ mđá vôi = 44 + 56 = 100 gam.

Câu 10: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.

A. 1,6 gam.

B. 3,2 gam.

C. 4,8 gam.

D. 6,4 gam.

Đáp án B

Theo định luật bảo toàn khối lượng có:

mSO2 = mS + mO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2g

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1025

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống