Chương 3: Mol và tính toán hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

1. Tính khối lượng chất tham gia và chất sản phẩm

* Các bước giải:

Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.

– Bài cho khối lượng: n = (mol)

– Bài cho thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn: n = (mol)

Bước 2: Lập phương trình hoá học.

Bước 3: Dựa vào số mol chất đã biết để tính số mol chất cần tìm theo Phương trình hóa học.

Bước 4: Tính khối lượng các chất cần tìm theo công thức: m = n . M

* Nếu phản ứng đã biết khối lượng của (n – 1) chất, cần tính khối lượng của 1 chất còn lại, ta có thể sử dụng định luật bảo toàn khối lượng

2. Tính thể tích khí tham gia và tạo thành

* Các bước giải:

Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.

– Bài cho khối lượng: n = (mol)

– Bài cho thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn: n =

(mol)

Bước 2: Viết Phương trình hóa học

Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng để tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm

Bước 4: Áp dụng công thức tính toán theo yêu cầu đề bài

V = n. 22,4 (lít) đối với khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong khí oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

Hướng dẫn giải:

a) Phương trình hóa học: 2Zn + O2 2ZnO

b) Số mol Zn tham gia phản ứng là: nZn = = 0,2 mol

Phương trình hóa học: 2Zn + O2

2ZnO

Theo phương trình hóa học ta có:

2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 2 mol ZnO

Vậy 0,2 mol Zn tham gia phản ứng thu được 0,2 mol ZnO

Khối lượng ZnO thu được là: mZnO = nZnO. MZnO = 0,2.(65+16) = 16,2 gam.

Ví dụ 2: Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 = = 0,25 mol

Phương trình hóa học: C + O2 CO2

Theo phương trính hóa học ta có:

1 mol O2 tham gia phản ứng thu được 1 mol CO2

Vậy 0,25 mol O2 tham gia phản ứng thu được 0,25 mol CO2

Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng là:

VCO2 = 22,4. nCO2 = 22,4.0,25 = 5,6 lít

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong khí oxi thu được Al2O3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng trong phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Số mol Al tham gia phản ứng là: nAl =

= 1 mol

Phương trình hóa học: 4Al + 3O2 2Al2O3

Theo phương trình hóa học: Đốt cháy 4 mol Al cần 3 mol O2

Vậy đốt cháy 1 mol Al cần 0,75 mol O2

Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng trong phản ứng:

VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,75 = 16,8 lít

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho phương trình CaCO3 CO2 ↑+ CaO

Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)?

A. 7,84 lít.

B. 78,4 lít.

C. 15,68 lít.

D. 156,8 lít.

Đáp án B

Phương trình hóa học:

CaCO3

CO2↑ + CaO

1 → 1 mol

3,5 → 3,5 mol

Theo phương trình: nCO2 = nCaCO3 = 3,5 mol

Thể tích khí CO2 thu được là:

VCO2 = 22,4 . nCO2 = 22,4 . 3,5 = 78,4 lít

Câu 2: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.

A. 1,6 gam.

B. 3,2 gam.

C. 4,8 gam.

D. 6,4 gam.

Đáp án B

Số mol S tham gia phản ứng là: nS = = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

S + O2 SO2

1 → 1 mol

0,05 → 0,05 (mol)

Theo phương trình hóa học, ta có: nSO2 = nS = 0,05 mol

Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra là:

mSO2 = nSO2. MSO2 = 0,05.64 = 3,2 gam

Câu 3: Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là:

A. 21,6 gam

B. 16,2 gam

C. 18,0 gam

D. 27,0 gam

Đáp án A

Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 =

= 0,6 mol

Phương trình hóa học:

4Al + 3O2 2Al2O3

4 ← 3 mol

0,8 ← 0,6 (mol)

Theo phương trình: nAl = = 0,8 mol

=> khối lượng Al phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,8.27 = 21,6 gam

Câu 4: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.

A. 1,4 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 2,8 lít.

Đáp án D

Số mol P tham gia phản ứng là: nP = = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

4P + 5O2 2P2O5

4 → 5 mol

0,1 → 0,125 (mol)

Theo phương trình: nO2 = = 0,125 mol

Thể tích của oxi (đktc) cần dùng là:

VO2 = 22,4.nO2 = 22,4 . 0,125 = 2,8 lít

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là:

A. 2,24 lít

B. 1,12 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Đáp án A

Số mol CH4 tham gia phản ứng là: nCH4 = = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

CH4 + 2O2 CO2 ↑ + 2H2O

1 → 2 mol

0,05 → 0,1 (mol)

Theo phương trình: nO2 = 2nCH4 = 0,1 mol

Thể tích khí O2 cần dùng là:

VO2 = 22,4.nO2 = 22,4 . 0,1 = 2,24 lít

Câu 6: Cho phương trình CaCO3 CO2 ↑+ CaO

Để thu được 2,24 lít CO2 (đktc) thì số mol CaCO3 cần dùng là:

A. 1 mol

B. 0,1 mol

C. 0,001 mol

D. 2 mol

Đáp án B

Số mol CO2 thu được là: nCO2 = = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

CaCO3 CO2 ↑+ CaO

1 ← 1 mol

0,1← 0,1 (mol)

Theo phương trình: nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol

Câu 7: Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)

A. 2,24 lít

B. 22,4 lít

C. 1,12 lít

D. 3,36 lít

Đáp án A

Số mol Fe tham gia phản ứng là: nFe = = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

1 → 1 mol

0,1 → 0,1 (mol)

Theo phương trình: nH2 = nFe = 0,1 mol

Thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là:

VH2 = 22,4. nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Câu 8: Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi. Tính khối lượng KMnO4 cần lấy để điều chế được 3,36 lít khí oxi (đktc)?

A. 23,7 gam

B. 35,55 gam

C. 47,4 gam

D. 31,6 gam

Đáp án C

Số mol O2 cần điều chế là: nO2 = = 0,15 mol

Phương trình hóa học:

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

2 ← 1 mol

0,3 ← 0,15 (mol)

Theo phương trình: nKMnO4 = 2nO2 = 0,3 mol

Khối lượng KMnO4 cần dùng là:

mKMnO4 = nKMnO4 . MKMnO4 = 0,3.158 = 47,4 gam

Câu 9: Cho 6,72 lít khí C2H2 (đktc) phản ứng hết với khí oxi thu được khí cacbonic và hơi nước. Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là:

A. 22,4 lít.

B. 13,44 lít.

C. 15,68 lít.

D. 16,8 lít.

Đáp án D

Số mol C2H2 tham gia phản ứng là: nC2H2 = = 0,3 mol

2C2H2 + 5O2 4CO2 ↑+ 2H2O

2 → 5 mol

0,3 → 0,75 (mol)

Theo phương trình: nO2 = = 0,75 mol

Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là:

VO2 = 22,4. nO2 = 22,4. 0,75 = 16,8 lít

Câu 10: Cho phương trình CaCO3 CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?

A. 0,1 mol.

B. 0,3 mol.

C. 0,2 mol.

D. 0,4 mol

Đáp án C

Số mol CaO thu được là: nCaO = = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

CaCO3 CO2 + CaO

1 ← 1 mol

0,2 ← 0,2 (mol)

Theo phương trình: nCaCO3 = nCaO = 0,2 mol

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1183

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống