Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Một số lý thuyết cần nắm vững để làm được các bài tập tính nồng độ mol của dung dịch
1. Định nghĩa:
Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch
2. Công thức:
– Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: CM =
Trong đó:
CM là nồng độ mol (mol/l)
n là số mol chất tan (mol)
V là thể tích dung dịch (l)
Phương pháp giải bài tập:
– Bước 1: Tính số mol chất tan theo đề bài cho
– Bước 2: Tính thể tích dung dịch (nếu bài cho dữ kiện trộn 2 dung dịch)
Chú ý đổi đơn vị đo (lít)
– Bước 3: Tính nồng độ mol dung dịch theo công thức: CM =
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?
Lời giải
Số mol CuSO4 có trong dung dịch là: nCuSO4 =
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:
CM =
Ví dụ 2: Trộn 1 lít dung dịch NaCl 0,5M với 3 lít dung dịch NaCl 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch NaCl sau khi trộn?
Lời giải
Số mol NaCl có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.1+1.3 = 3,5 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 1+3 = 4 lít
Nồng độ mol của dung dịch NaCl sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM =
Ví dụ 3: Tính nồng độ mol của 500ml dung dịch chứa 7,45 gam KCl.
Lời giải
V = 500ml = 0,5 lít
Số mol KCl có trong dung dịch là: nKCl =
Nồng độ mol của dung dịch KCl là:
Áp dụng công thức: CM =
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaCl người ta làm thế nào?
A. Tính số gam NaCl có trong 100 gam dung dịch.
B. Tính số gam NaCl có trong 1 lít dung dịch.
C. Tính số gam NaCl có trong 1000 gam dung dịch.
D. Tính số mol NaCl có trong 1 lít dung dịch.
Đáp án D
Vì nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch
Câu 2: Công thức tính nồng độ mol dung dịch là:
A. CM =
B. CM =
C. CM =
D. CM =
Đáp án C
Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: CM =
Câu 3: Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam KOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
A. 1,2M.
B. 1,2%.
C. 2M.
D. 2%.
Đáp án C
Đổi 200 ml = 0,2 lít
NKOH =
Nồng độ mol của dung dịch KOH là:
Áp dụng công thức: CM =
Câu 4: Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
A. 0,32M
B. 0,129M
C. 0,2M
D. 0,219M
Đáp án D
Đổi 456 ml = 0,456 lít
nNa2CO3 =
Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là:
Áp dụng công thức: CM =
Câu 5: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
A. 0,7M
B. 0,75M
C. 0,8M
D. 0,9M
Đáp án C
Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM =
Câu 6: Hoà tan 5,6 gam KOH vào nước, thu được 250ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH là:
A. 0,2M.
B. 0,3M.
C. 0,4M.
D. 0,5M.
Đáp án C
Đổi 250 ml = 0,25 lít
nKOH =
Nồng độ mol của dung dịch KOH là:
Áp dụng công thức: CM =
Câu 7: Trong 800 ml của một dung dịch có chứa 7,3 g HCl. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?
A. 0,4M.
B. 0,3M.
C. 0,25M.
D. 0,5M.
Đáp án C
Đổi 800 ml = 0,8 lít
nHCl =
Nồng độ mol của dung dịch HCl là:
Áp dụng công thức: CM =
Câu 8: Thêm 11,7g NaCl vào 2 lít dung dịch NaCl 0,5M sẽ được dung dịch có nồng độ gần bằng:
A. 1,5M
B. 1,2M
C. 0,6M
D. 0,1M
Đáp án C
nNaCl thêm vào =
nNaCl ban đầu = 2. 0,5 = 1 mol
Tổng số mol NaCl = 0,2+ 1 = 1,2 mol
Nồng độ dung dịch sau khi thêm là: CM =
Câu 9: Lấy 32 gam CuSO4 khan cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước từ từ vào cốc cho tới vạch 400ml. Khuấy nhẹ dung dịch để chất rắn tan hết. Dung dịch thu được có nồng độ mol là:
A. 1,0%
B. 1,0M
C. 0,5M
D. 0,8M
Đáp án C
Đổi 400ml = 0,4 lít
nCuSO4 =
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:
Áp dụng công thức: CM =
Câu 10: Trong 300 ml của một dung dịch có chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?
A. 0,4M.
B. 0,3M.
C. 0,25M.
D. 0,5M.
Đáp án A
Đổi 300 ml = 0,3 lít
nBa(OH)2 =
Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là:
Áp dụng công thức: CM =