Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Một số lý thuyết cần nắm vững:
Khái niệm: mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
– Con số 6.1023 được gọi là số Avogađro và được kí hiệu là N.
Lưu ý: Phân biệt ý nghĩa của 2 cách viết sau:
+ 1 mol H => chỉ 1 mol nguyên tử Hiđro.
+ 1 mol H2 => chỉ 1 mol phân tử Hiđro.
Ví dụ:
Một mol nguyên tử nhôm là một lượng nhôm có chứa N nguyên tử Al.
Một mol phân tử nước là một lượng nước có chứa N phân tử H2O.
Công thức:
– Công thức tính số mol khi biết số nguyên tử, phân tử: n =
– Công thức tính số nguyên tử, phân tử khi biết số mol: A = n.N (nguyên tử hoặc phân tử)
Trong đó:
+ A: số nguyên tử hoặc phân tử.
+ N: số Avogađro = 6.1023
+ n: số mol (mol).
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy cho biết số nguyên tử Al hoặc phân tử H2 có trong mỗi lượng chất sau:
a. 1,5 mol nguyên tử Al.
b. 0,5 mol phân tử H2.
Hướng dẫn giải:
a. Số nguyên tử Al có trong 1,5 mol nguyên tử Al là:
A = n.N = 1,5.6.1023 = 9.1023 (nguyên tử Al).
b. Số phân tử H2 có trong 0,5 mol phân tử H2 là:
A = n.N = 0,5.6.1023 = 3.1023 (phân tử H2).
Ví dụ 2: Tính số mol nguyên tử Fe hoặc số mol phân tử H2O có trong:
a. 1,8.1023 nguyên tử Fe;
b. 24.1023 phân tử H2O.
Hướng dẫn giải:
a. Số mol nguyên tử có trong 1,8.1023 nguyên tử Fe là:
n =
b. Số mol phân tử có trong 24.1023 phân tử H2O là:
n =
Ví dụ 3: Tính số mol phân tử có trong những lượng chất sau:
a. 0,18.1023 phân tử C12H12O11
b. 1,44.1023 phân tử H2SO4.
Hướng dẫn giải:
a. Số mol phân tử có trong 0,18.1023 phân tử C12H12O11 là:
n =
b. Số mol phân tử có trong 1,44.1023 phân tử H2SO4 là:
n =
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Số Avogađro có giá trị là:
A. 6.10-23.
B. 6.10-24.
C. 6.1023.
D. 6.1024.
Đáp án C
Số Avogađro có giá trị bằng: 6.1023.
Câu 2: 1,5.1023 phân tử CO2 tương ứng với số mol là:
A. 0,2 mol.
B. 0,3 mol .
C. 0,25 mol.
D. 0,35 mol.
Đáp án C
Số mol phân tử CO2 tương ứng với 1,5.1023 phân tử CO2 là:
n =
Câu 3: 9.1023 nguyên tử oxi tương ứng với số mol là:
A. 1 mol.
B. 5 mol.
C. 1,2 mol.
D. 1,5 mol.
Đáp án D
Số mol nguyên tử Oxi tương ứng với 9.1023 nguyên tử oxi là
n =
Câu 4: Tính số mol của 3.1023 phân tử nước?
A. 0,2 mol.
B. 0,3 mol.
C. 0,4 mol.
D. 0,5 mol.
Đáp án D
Số mol của 3.1023 phân tử nước là:
n =
Câu 5: Trong 2 mol nước chứa số phân tử là:
A. 6.1023.
B. 12.1023.
C. 18.1023.
D. 24.1023.
Đáp án B
1 mol nước chứa 6.1023 phân tử nước.
=> 2 mol phân tử H2O chứa: 2.6.1023 = 12.1023 phân tử.
Câu 6: Trong 0,5 mol khí oxi có bao nhiêu nguyên tử oxi ?
A. 6.1023 nguyên tử.
B. 0,6.1023 nguyên tử.
C. 0,3.1023 nguyên tử.
D. 3.1023 nguyên tử.
Đáp án A
Số phân tử O2 có trong 0,5 mol khí oxi là:
A = n.N = 0,5.6.1023 = 3.1023 (phân tử)
→ Số nguyên tử oxi có trong 0,5 mol khí là 2.3.1023 = 6.1023 nguyên tử.
Câu 7: Trong 1,5 mol CO2 có bao nhiêu phân tử CO2?
A. 6.1023
B. 9.1023
C. 12.1023
D. 18.1023
Đáp án B
Số phân tử CO2 có trong 1,5 mol CO2 là:
A = n.N = 1,5.6.1023 = 9.1023 phân tử
Câu 8: Trong 0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
A. 56 nguyên tử.
B. 3.1023 nguyên tử.
C. 12 nguyên tử.
D. 1,5.1023 nguyên tử.
Đáp án D
Số nguyên tử sắt có trong 0,25 mol nguyên tử sắt là:
A = n.N = 0,25.6.1023 = 1,5.1023 nguyên tử
Câu 9: Trong 0,05 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
A. 6.1023 nguyên tử
B. 3.1023 nguyên tử
C. 0,3.1023 nguyên tử
D. 1,5.1023 nguyên tử
Đáp án C
Số nguyên tử nhôm có trong 0,05 mol nguyên tử nhôm là:
A = n.N = 0,05.6.1023 = 0,3.1023 nguyên tử
Câu 10: Tính số mol nguyên tử có trong 15.1023 nguyên tử sắt?
A. 2 mol
B. 2,5 mol
C. 1,2 mol
D. 1,5mol
Đáp án B
Số mol nguyên tử có trong 15.1023 nguyên tử sắt là:
n =