Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Câu 1: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án: A. 1
Giải thích: Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km2 → Là châu lục rộng lớn nhất thế giới. (trang 6, SGK Địa lí 8).
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á
A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.
B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.
C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.
Đáp án: C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Giải thích: Lãnh thổ châu Á dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo, nằm chủ yếu ở Bắc bán Cầu. (trang 6, SGK Địa lí 8).
Câu 3: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km?
A. 6200 km
B. 7200 km
C. 8200 km
D. 9200 km
Đáp án: D. 9200 km
Giải thích: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là 9200 km.
Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km?
A. 6500 km
B. 7500 km
C. 8500 km
D. 9500 km
Đáp án: C. 8500 km
Giải thích: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là 8500 km.
Câu 5: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là:
A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.
B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.
C. tây bắc – đông nam và vòng cung.
D. bắc – nam và vòng cung.
Đáp án: A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.
Giải thích: Các dãy núi ở châu Á chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam. (trang 6, SGK Địa lí 8).
Câu 6: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á
A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.
B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.
C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.
D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.
Đáp án: D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.
Giải thích: Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp. (trang 6, SGK Địa lí 8)
Câu 7: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á
A. Hi-ma-lay-a
B. Côn Luân
C. Thiên Sơn
D. Cap-ca
Đáp án: A. Hi-ma-lay-a.
Giải thích: Dãy Hi-ma-lay có đỉnh E-vơ-ret cao 8848m- cao nhất thế giới
Câu 8: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á:
A. Đồng bằng Tây Xi-bia.
B. Đồng bằng Ấn – Hằng.
C. Đồng bằng Trung tâm.
D. Đồng bằng Hoa Bắc.
Đáp án: C. Đồng bằng Trung tâm
Giải thích: Đồng bằng Trung tâm thuộc Bắc Mĩ. Còn 3 đồng bằng: Tây Xi-bia, Ấn –Hằng, Hoa Bắc đều thuộc châu Á.
Câu 9: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào
A. Bắc Á
B. Nam Á
C. Tây Nam Á
D. Đông Nam Á
Đáp án: C. Tây Nam Á
Giải thích: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ, khí đốt của thế giới. Tây Nam Á được gọi là rốn dầu của thế giới.
Câu 10 : Những khoáng sản quan trọng nhất của châu Á là
A. Dầu mỏ, khí đốt.
B. Than, sắt.
C. Crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D. Tất cả các ý trên.
Giải thích: Các khoáng sản tiêu biểu của châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc… (trang 6, SGK Địa lí 8).