Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Câu 1: Các bộ phận trong máy có:
A. Duy nhất một dạng chuyển động
B. Có 2 dạng chuyển động
C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 2: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:
A. Thẳng lên xuống
B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều
C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều
D. Tròn
Đáp án: A
Câu 3: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Đó là cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại và cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.
Câu 4: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:
A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay
Đáp án: A
Câu 5: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: C
Đó là tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.
Câu 6: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:
A. Máy khâu đạp chân
B. Máy cưa gỗ
C. Ô tô
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 7: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu:
A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay
Đáp án: B
Câu 8: Cấu tạo cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy bộ phận?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: C
Đó là tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.
Câu 9: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc trong:
A. Máy dệt
B. Máy khâu đạp chân
C. Xe tự đẩy
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 10: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:
A. Tay quay
B. Thanh truyền
C. Thanh lắc
D. Giá đỡ
Đáp án: A