Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
B. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.
C. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.
D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.
Oxit bazơ không có tính chất tác dụng được với tất cả kim loại.
Đáp án: C
Câu 2: Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:
A. H2O, SO2, HCl
B. H2O, CO, HCl
C. H2O, NO, H2SO4
D. H2O, CO, H2SO4
A. tác dụng với Na2O
B. có CO không tác dụng
C. có NO không tác dụng
D. có CO không tác dụng
Đáp án: A
Câu 3: Tính chất hóa học của oxit axit là
A. tác dụng với nước.
B. tác dụng với dung dịch bazơ.
C. tác dụng với một số oxit bazơ.
D. cả 3 đáp án trên.
Tính chất hóa học của oxit axit là
– Tác dụng với nước.
– Tác dụng với dung dịch bazơ.
– Tác dụng với một số oxit bazơ.
Đáp án: D
Câu 4: Oxit axit có thể tác dụng được với
A. oxit bazơ
B. nước
C. bazơ
D. cả 3 hợp chất trên
Tính chất hóa học của oxit axit là
+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit
+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
+ Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối
Đáp án: D
Câu 5: Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Các oxit bazơ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Đáp án: A
Câu 6: Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. Al2O3.
B. CuO.
C. Na2O.
D. MgO.
Các oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
Na2O + H2O → 2NaOH
Đáp án: C
Câu 7: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:
A. CuO, CaO, Na2O, K2O.
B. CaO, Na2O, K2O, BaO.
C. CuO, Na2O, BaO, Fe2O3.
D. PbO, ZnO, MgO, Fe2O3.
Ghi nhớ: các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo
A. loại CuO
B. thỏa mãn
C. loại CuO ; Fe2O3.
D. loại tất cả
Đáp án : B
Câu 8: Dãy các chất nào tác dụng được với nước?
A. SO2, CO2, Na2O, CaO
B. NO,CO, Na2O, CaO
C. SO2, CO2, FeO, CaO
D. NO, CO, Na2O, FeO
A đúng
B sai do NO,CO là không tác dụng với nước
C sai do FeO không tác dụng với nước
D sai do NO, CO, FeO không tác dụng với nước
Đáp án: A
Câu 9: Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch H2SO4.
D. Dung dịch NaCl.
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Đáp án: B
Câu 10: Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là
A. Na2O.
B. CaO.
C. BaO.
D. K2O.
Đặt công thức hóa học của oxit là MO
PTHH: MO + H2O → M(OH)2
Ta có:
⇒ kim loại M là Ba
⇒ công thức oxit là BaO
Đáp án: C
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là
A. 1,50M.
B. 1,25M.
C. 1,35M.
D. 1,20M.
nMgO = 0,25 mol
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
0,25 → 0,5 mol
⇒ Nồng độ của dung dịch HCl là
Đáp án: B
Câu 12: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:
A. 0,02mol HCl.
B. 0,1mol HCl.
C. 0,05mol HCl.
D. 0,01mol HCl.
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
nFeO = 0,05 mol
theo phương trình nHCl = 2 nFeO = 0,1 mol
Đáp án: B
Câu 13: Hòa tan 4,88 gam hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,45M loãng thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch
B. Phần trăm khối lượng của MgO trong A là
A. 59,02%.
B. 61,34%.
C. 40,98%.
D. 38,66%.
Gọi số mol của MgO và FeO trong hỗn hợp A là x và y mol
Vì mA = mMgO + mFeO = 40x + 72y
→ 40x + 72y = 4,88 (1)
Phương trình hóa học
Theo phương trình (*):
nH2SO4 = 0,2.0,45 = 0,09 mol
→ x + y = 0,09 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Đáp án: C
Câu 14: Cho 20 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 3,36 lít SO2(đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 46,5% và 53,5%
B. 53,5% và 46,5%
C. 23,25% và 76,75%
D. 76,75% và 23,25%
PTPƯ: Na2O + SO2 → Na2SO3
nNa2O = nSO2 = 3,36:22,4 = 0,15(mol)
Đáp án: A
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 53,6 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M (D = 1,2g/ml) thu được dung dịch X. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của muối FeSO4 trong dung dịch X là
A. 7,04%.
B. 6,06%.
C. 9,30%.
D. 6,98%.
Gọi số mol của FeO và CuO lần lượt là x và y mol
⇒ mhỗn hợp = mFeO + mCuO ⇒ 72x + 80y = 53,6 (1)
nH2SO4 = 0,5.1,4 = 0,7 mol
⇒ nH2SO4 = x + y = 0,7 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,3 mol; y = 0,4 mol
Ta có: m dung dịch H2SO4 = D.V = 1,2.500 = 600 gam
⇒ mdd trước phản ứng = mhỗn hợp A + mdd H2SO4 = 53,6 + 600 = 653,6 gam
Vì phản ứng không tạo chất khí hay chất kết tủa
⇒ mdd sau phản ứng = mdd trước phản ứng = 653,6 gam
Đáp án: D
Câu 16: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là :
A. 25% và 75%
B. 20% và 80%
C. 22% và 78%
D. 30% và 70%
Gọi a là số mol của CuO và b là số mol của Fe2O3 có trong 20 gam
hh 200 ml dd HCl 3,5 M ⇒ nHCl = 0,2 . 3,5 = 0,7 mol
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
a mol → 2a mol
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
b mol → 6b mol
Ta có hệ PT:
mhh = mCuO + mFe2O3 = 80a + 160b = 20
nHCl = 2a + 6b = 0,7
Giải hệ trên ta được
a = 0,05 mol b = 0,1 mol ⇒ mCuO = 0,05 . 80 = 4g
⇒ %CuO = 20% ⇒ %Fe2O3 = 80%
Đáp án: B
Câu 17: Sục 3,36 lít khí SO3 (đktc) vào 400 ml nước thu được dung dịch
A. Biết DH2O = 1 g/ml ). Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A là
A. 2,91%.
B. 1,94%.
C. 3,49%.
D. 3,57%.
nSO3 = 0,15 mol
SO3 + H2O → H2SO4
0,15 → 0,15 mol
mH2O = D.V = 400 gam
Đáp án: D
Câu 18: Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là :
A. 0,8M
B. 0,6M
C. 0,4M
D. 0,2M
nNa2O = 12,4 : 62 = 0,2 mol
CM NaOH = nNaOH : V = 0,4 : 0,5 = 0,8M
Đáp án: A
Câu 19: Hòa tan 6,2 g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
A. 0,1M
B. 0,2 M
C. 0,3M
D. 0,4M
nNa2O = mNa2O : MNa2O = 6,2 : (23 . 2 + 16) = 0,1 mol
Đáp án: A
Câu 20: Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 1M.
B. 2M.
C. 0,1M.
D. 0,2M.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Từ phương trình, ta có:
Đáp án: A
Câu 21: Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối có nồng độ 18,9%. Công thức của oxit là
A. CO2.
B. SO3.
C. NO2.
D. SO2.
Đặt công thức của oxit là XO2
⇒ X = 32 ⇒ công thức oxit là SO2
Đáp án: D
Câu 22: Trong những cặp chất sau, cặp chất nào phản ứng được với nhau?
A. CO và Na2O.
B. K2O và CO2.
C. CO2 và P2O5.
D. NO và K2O.
K2O + CO2 → K2CO3
Đáp án: B
Câu 23: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A. CO2 và BaO.
B. K2O và NO.
C. Fe2O3 và SO3.
D. MgO và CO.
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối, thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
Đáp án: A
Câu 24: Các oxit nào sau đây phản ứng với nhau từng đôi một: CaO(1); K2O(2); CuO(3); FeO(4); CO2(5); SO2(6)
A. (1) và (5); (1) và (6); (2) và (5); (2) và (4)
B. (1) và (5); (1) và (6); (2) và (5); (2) và (3)
C. (2) và (5); (2) và (6); (3) và (5); (3) và (6)
D. (1) và (5); (1) và (6); (2) và (5); (2) và (6)
CaO; K2O là những oxit bazo tan nên pư được với oxit axit CO2; SO2
Đáp án: D
Câu 25: Oxit bazơ K2O có thể tác dụng được với oxit axit là:
A. CO
B. NO
C. SO2
D. CaO
Oxit bazo tan có thể tác dụng với oxit axit tạo muối
K2O + SO2 → K2SO3
Đáp án: C
Câu 26: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CO2.
B. Na2O.
C. SO2.
D. CuO
Na2O + H2O → NaOH (dd bazơ)
Đáp án: B
Câu 27: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. K2O.
B. CuO.
C. CO.
D. SO2.
Oxit tác dụng được với nước tạo ra dd bazo là oxit bazo
Đáp án: A
Câu 28: Oxit tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là:
A. CuO
B. BaO
C. CO
D. SO3
CuO không tan trong nước
BaO tan trong nước làm quỳ chuyển xanh
CO không tan trong nước
SO3 tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Đáp án: D
Câu 29: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:
A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.
B. MgO, CaO, CuO, FeO.
C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.
D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.
A. Chỉ có MgO là oxit
B. đúng
C. Chỉ có SO2, CO2 là oxit
D. Chỉ có CaO, BaO là oxit
Đáp án: B
Câu 30: Dãy chất gồm các oxit axit là:
A. CO2, SO2, NO, P2O5.
B. CO2, SO3, Na2O, NO2.
C. SO2, P2O5, CO2, SO3.
D. H2O, CO, NO, Al2O3.
A: NO là oxit trung tính
B: Na2O là oxit bazo
D: CO và NO là oxit trung tính, Al2O3 là oxit lưỡng tính
Đáp án: C
Câu 31: Dãy chất gồm các oxit bazơ:
A. CuO, NO, MgO, CaO.
B. CuO, CaO, MgO, Na2O.
C. CaO, CO2, K2O, Na2O.
D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.
A. NO là oxit trung tính
C. CO2 là oxit axit
D. P2O5 là oxit axit
Đáp án: B
Câu 32: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là:
A. CO2.
B. SO3.
C. SO2.
D. K2O.
SO3 + H2O → H2SO4
Đáp án: B
Câu 33: Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit?
A. CaO
B. Ba
C. SO3
D. Na2O
Oxit axit khi tác dụng với H2O sẽ tạo thành dung dịch có tính axit
A. CaO + H2O → Ca(OH)2 ⇒ dung dịch có tính bazơ
B. Ba + H2O → Ba(OH)2 ⇒ dung dịch có tính bazơ
C. SO3 + H2O → H2SO4 ⇒ dung dịch có tính axit
D. Na2O + H2O → 2NaOH ⇒ dung dịch bazơ
Đáp án: C
Câu 34: Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ
A. CaO, CuO
B. CO, Na2O.
C. CO2, SO2
D. P2O5, MgO
Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit
⇒ CO2; SO2 thỏa mãn
Đáp án: C
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, MgO, CuO, ZnO thì cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch hỗn hợp X gồm các muối. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 6,81.
B. 5,55.
C. 6,12.
D. 5,81.
nHCl = CM. VHCl = 0,5. 0,2 = 0,1 (mol)
Đặt công thức chung của các oxi là M2On
→ 2,8 + 0,1.36,5 = mmuối + 0,05.18
→ mmuối = 5,55 (g)
Đáp án: B
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Thành phần phần trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là:
A. 33,06% và 66,94%
B. 66,94% và 33,06%
C. 33,47% và 66,53%
D. 66,53% và 33,47%
gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và ZnO
ta có mhh = mCuO + mFeO = 80x + 81y = 12,1 (I)
nHCl = VHCl . CM HCl = 0,1 . 3 = 0,3 mol
nHCl = nHCl (1) + nHCl(2) = 2x + 2y = 0,3 (II)
Giải hệ (I) và (II) ta có x = 0,05 và y = 0,1
⇒ mCuO = 0,05 . 80 = 4g
⇒ %CuO = 33,06%
⇒ %ZnO = 66,94%
Đáp án: A
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 g
B. 4,81 g
C. 3,81 g
D. 5,81 g
Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì nH2SO4 = nH2O
– Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol -> Số mol H2O = 0,05 mol
– Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + mnước
-> mmuối sunfat = (moxit + maxit sunfuric) – mnước
= (2,81 + 0,05.98) + (0,05.18) = 6,81 gam
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 có nồng độ 14,00% vừa đủ thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 16,22%. Oxit kim loại hóa trị II trên là
A. FeO.
B. CuO.
C. MgO.
D. ZnO.
Đáp án: C
Câu 39: Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dd HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:
A. CaO.
B. CuO.
C. FeO.
D. ZnO.
Đặt công thức của oxit KL là RO
RO + 2HCl → RCl2 + H2O
Ta có mHCl = (30 .7,3) : 100 = 2,19 g
⇒ nHCl = 2,19 : 36,5 = 0,06 mol
Từ pt ⇒ nRO = nHCl/2 = 0,03
⇒ 2,4 : (R+16) = 0,03
⇒ 64 = R
⇒ R là Cu
⇒ CT oxit là CuO
Đáp án: B
Câu 40: Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng được với nước?
A. CaO ;
B. CuO ;
C. Fe2O3 ;
D. ZnO.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Đáp án: A
Câu 41: Cho các oxit: SO2, Na2O, CaO, CuO. Oxit không tác dụng được với nước là
A. SO2
B. Na2O
C. CuO
D. CaO
CuO không tác dụng được với nước
Đáp án: C
Câu 42: Oxit được chia thành mấy loại?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
Oxit được chia làm 4 loại
+ oxit bazơ
+ oxit axit
+ oxit lưỡng tính
+ oxit trung tính
Đáp án: D
Câu 43: Oxit là:
A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.
Đáp án C
Câu 44: Oxit axit là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Đáp án B
Câu 45: Oxit Bazơ là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Đáp án A
Câu 46: Oxit lưỡng tính là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Đáp án B
Câu 47: Oxit được chia làm mấy loại?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Oxit được chia thành 4 loại là oxit axit, oxit bazo, oxit trung tính và oxit lưỡng tính
Đáp án: A
Câu 48: oxit nào sau đây là oxit bazơ:
A. Na2O
B. CO2
C. CO
D. Al2O3
CO là oxit trung tính
CO2 là oxit axit
Al2O3 là oxit lưỡng tính
Na2O là oxit bazo
Đáp án: A
Câu 49: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. BaO
B. CaO
C. CO
D. CO2
BaO và CaO là oxit bazo
CO là oxit trung tính
CO2 là oxit axit
Đáp án: D
Câu 50: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. K2O.
B. CuO.
C. P2O5.
D. CaO.
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit
Đáp án: C
Câu 51: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. CaO
B. BaO
C. Na2O
D. SO3
Oxit tác dụng được với nước tạo ra dd axit là oxit axit
Đáp án: D
Câu 52: Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đv
C. Công thức hoá học của oxit là:
A. P2O3.
B. P2O5.
C. PO2.
D. P2O4.
Gọi x là hóa trị của P
⇒ Công thức oxit của P với O là P2Ox
Vậy công thức của oxit là P2O5
Đáp án: B
Câu 53: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức hoá học của oxit sắt là:
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeO2.
Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và O là 7/3
⇒ Đặt khối lượng của Fe là 7 thì khối lượng của O là 3
Gọi công thức của oxit là: FexOy (x,y € N*)
Áp dụng công thức ta có:
Vậy công thức của oxit là Fe2O3
Đáp án: B
Câu 54: Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90 % là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là:
A. 0,378 tấn.
B. 0,156 tấn.
C. 0,126 tấn.
D. 0,467 tấn.
⇒ khối lượng Fe3O4 có trong quặng là 0,552 (tấn)
Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O
232 g → 3.56 g
0,522 g → ? g
⇒ mFe = (0.522 . 3 . 56) : 232 = 0,378 tấn
Đáp án: A
Câu 55: Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5g PbO là:
A. 11,2 lít.
B. 16,8 lít.
C. 5,6 lít.
D. 8,4 lít.
nCuO = 0,25 mol; nPbO = 0,5mol
CuO + H2 → Cu + H2O (1)
PbO + H2 → Pb + H2O (2)
Theo phương trình (1) ta có nH2 (1) = nCuO = 0,25 mol
Theo phương trình (2) ta có nH2 (2) = nPbO = 0,5 mol
⇒ nH2 phản ứng = nH2 (1) + nH2 (2) = 0,25 + 0,5 = 0,75 mol
⇒ VH2 = 0,75 . 22,4 = 16,8 lít
Đáp án: B
Câu 56: Khử 44,8g hỗn hợp A gồm các oxit CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng V(lít) khí CO ở nhiệt độ cao, thu được 40 gam chất rắn X. Giá trị của V là:
A. 0,672 lít
B. 6,72 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
Phản ứng khử oxit của CO có thể hiểu là: CO + [O]oxit -> CO2
Trước là 44,8 g oxit sau thu được 40g chất rắn. Vậy lượng chất rắn sau phản ứng bị giảm.
rắn giảm = mO (trong oxit) = 44,8 – 40 = 4,8g
Mà nCO = nCO2 = n[O] trong oxit
⇒ VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Đáp án: B
Câu 57:Khử hoàn toàn 4,72 gam hỗn hợp Fe3O4; Fe2O3 và CuO cần dùng 1,792 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là:
A. 3,73 g
B. 3,6 g
C. 3,65 g
D. 3,44 g
Đang biên soạn
Câu 58: Khử hoàn hoàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO bằng khí H2, sau phản ứng thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Tổng thể tích khí H2 đã dùng là:
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít
C. 8,96 lít
D. 11,2 lít