Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:

A. Nước biển.

B. Nước mưa.

C. Nước sông.

D. Nước giếng.

Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong: nước biển

Đáp án: A

Câu 2: Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

A. CaCO3.

B. CaSO4.

C. Pb(NO3)2.

D. NaCl.

Muối không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó là Pb(NO3)2.

Đáp án: C

Câu 3: Nung kali nitrat (KNO3) ở nhiệt độ cao, ta thu được chất khí là:

A. NO

B. N2O

C. N2O5

D. O2

Đáp án: D

Câu 4: Muối kali nitrat (KNO3):

A. không tan trong trong nước.

B. tan rất ít trong nước.

C. tan nhiều trong nước.

D. không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Muối kali nitrat (KNO3) là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.

Đáp án: C

Câu 5: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:

A. Dung dịch AgNO3.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch BaCl2.

D. Dung dịch Pb(NO3)2.

Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng dung dịch BaCl2 vì tạo kết tủa với Na2SO4 và chỉ còn lại dung dịch NaCl

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

Đáp án: C

Câu 6: Chất nào trong những thuốc thử sau đây có thể phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3:

A. dd HCl

B. dd Pb(NO3)2

C. dd BaCl2

D. dd NaOH

Nhỏ HCl vào ống nghiệm chứa Na2SO4 và Na2CO3

+ Na2SO4 không có hiện tượng

+ Na2CO3 có xuất hiện sủi bọt khí

Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

Đáp án: A

Câu 7: Trộn những cặp chất nào sau đây ta thu được NaCl ?

A. dung dịch Na2CO3 và dung dịch BaCl2

B. dung dịch NaNO3 và CaCl2

C. dung dịch KCl và dung dịch NaNO3

D. dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl

Thu được NaCl bằng cách trộn dung dich Na2CO3 và dung dịch BaCl2 vì xảy ra phản ứng:

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

Đáp án: A

Câu 8: Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất đã dùng ban đầu là

A. BaCl2 và NaOH.

B. MgCl2 và NaOH.

C. Na2SO4 và HCl.

D. NaNO3 và KCl.

Để thu được sản phẩm là NaCl => 2 chất ban đầu tác dụng với nhau, ngoài sản phẩm là NaCl thì chất còn lại là kết tủa hoặc chất khí hoặc H2O

=> 2 chất là MgCl2 và NaOH

PTHH: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

Đáp án: B

Câu 9: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản phẩm thu được là:

A. NaOH, H2, Cl2

B. NaCl, NaClO, H2, Cl2

C. NaCl, NaClO, Cl2

D. NaClO, H2 và Cl2

Đáp án: A

Câu 10: Điện phân dung dịch natri clorua (NaCl) bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là:

A. H2 và O2.

B. H2 và Cl2.

C. O2 và Cl2.

D. Cl2 và HCl.

Đáp án: B

Câu 11: Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn hai dung dịch sau ?

A. NaCl và AgNO3

B. NaCl và Ba(NO3)2

C. KNO3 và BaCl2

D. CaCl2 và NaNO3

Trường hợp tạo ra chất kết tủa là : NaCl phản ứng với AgNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Đáp án: A

Câu 12: Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O. X là:

A. CO

B. CO2

C. H2

D. Cl2

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

=> khí X là CO2

Đáp án: B

Câu 13: Hoà tan 50 gam muối ăn vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là:

A. 15%

B. 20%

C. 18%

D. 25%

Đáp án: B

Câu 14: Để có được dung dịch NaCl 32%, thì khối lượng NaCl cần lấy hoà tan vào 200 gam nước là:

A. 90 gam

B. 94,12 gam

C. 100 gam

D. 141,18 gam

Đáp án: B

Câu 15: Súc miệng bằng dung dịch nước muối 0,9% có tác dụng bảo vệ niêm mạc và sát khuẩn. Số gam NaCl cần lấy để pha 300 gam dung dịch nước muối 0,9% là:

A. 5,4g

B. 0,9g

C. 0,27g

D. 2,7g

Đáp án: D

Câu 16: Hoà tan 10,95 gam KNO3 vào 150 gam nước thì được dung dịch bão hoà ở 200C, độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này là

A. 6,3 gam

B. 7,0 gam

C. 7,3 gam

D. 7,5 gam

– Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

150 gam nước hòa tan được 10,95 gam KNO3

100 gam nước hòa tan được S gam KNO3

Đáp án: C

Câu 17: Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa R2SO4. nH2O (trong đó R là kim loại kiềm và n nguyên, thỏa mãn điều kiện 7 < n < 12) từ 800C xuống 100C thì có 395,4 gam tinh thể R2SO4. nH2O tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của R2SO4 ở 800C và 100C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam. Công thức phân tử của hiđrat nói trên là:

A. Cu

B. Na

C. Al

D. K

Đáp án: B

Câu 18: Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 143,5 gam

B. 14,35 gam

C. 157,85 gam

D. 15,785 gam

Đáp án: A

Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng muối KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy. Để điều chế 1,12 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng muối cần dùng là

A. 20,2 gam.

B. 10,1 gam.

C. 5,05 gam.

D. 7,07 gam.

Đáp án: B

Câu 20: Có thể phân biệt BaCl2 và NaCl bằng dung dịch:

A. H2SO4.

B. KOH.

C. NaOH.

D. KNO3.

Dùng H2SO4 để phân biệt BaCl2 và NaCl

+ BaCl2 tạo kết tủa trắng, còn NaCl thì không có hiện tượng gì

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ trắng + 2HCl

Đáp án: A

Câu 21: Để nhận biết 3 chất rắn NH4NO3 , Ca3 (PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch :

A. NaOH

B. Ba(OH)2

C. KOH

D. Na2CO3

Lấy mẫu thử của 3 chất rắn

Nhỏ từ từ dd Ba(OH)2 vào từng mẫu thử

+ Chất rắn tan và xuất hiện khí có mùi khai là NH4NO3

Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O

+ Chất rắn không tan là Ca3(PO4)2

+ Chất rắn tan không có hiện tượng là KCl(KCl chỉ tan vào nước có trong dd Ba(OH)2 chứ không xảy ra phản ứng hóa học).

Đáp án: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 912

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống