Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

 A. K2O.

 B. CuO.

 C. CO.

 D. SO2.

Đáp án: A

  K2O + H2O → 2KOH.

Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

 A. CaO,

 B. BaO,

 C. Na2O

 D. SO3.

Đáp án: D

  SO3 + H2O → H2SO4.

Câu 3: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:

 A. CuO, CaO, K2O, Na2O.

 B. CaO, Na2O, K2O, BaO.

 C. Na2O, BaO, CuO, MnO.

 D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.

Đáp án: B.

Câu 4: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH:

 A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

 B. CaO, CuO, CO, N2O5.

 C. CO2, SO2, P2O5, SO3.

 D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Đáp án: C.

Oxit axit (CO2, SO2, P2O5, SO3) tác dụng được với dung dịch NaOH.

Câu 5: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:

 A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

 B. CaO, CuO, CO, N2O5.

 C. CaO, Na2O, K2O, BaO.

 D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Đáp án: C.

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là:

 A. Na2CO3.

 B. NaHCO3.

 C. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3.

 D. Na(HCO3)2.

Đáp án: B.

→ Sau phản ứng thu được muối NaHCO3.

Câu 7: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:

 A. 4%.

 B. 6%.

 C. 4,5%

 D. 10%

Đáp án: A

Số mol Na2O = 6,2 : 62 = 0,1 mol

Câu 8: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7 ?

 A. CO2

 B. SO2

 C. CaO

 D. P2O5

Đáp án: C

  CaO + H2O → Ca(OH)2

Dung dịch Ca(OH)2 có pH > 7.

Câu 9: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là :

 A. 19,7 g

 B. 19,5 g

 C. 19,3 g

 D. 19 g

Đáp án: A

Số mol CO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

  

→ m↓ = 0,1.197 = 19,7 gam.

Câu 10: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.

 A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4.

 B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.

 C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2.

 D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.

Đáp án: C

– Sử dụng quỳ tím:

 + Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl.

 + Quỳ tím chuyển sang màu xanh → KOH.

 + Quỳ tím không chuyển màu → NaNO3 và Na2SO4.

– Phân biệt NaNO3 và Na2SO4: Dùng BaCl2

 + Xuất hiện kết tủa trắng → Na2SO4.

    BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

 + Không hiện tượng → NaNO3.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1097

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống