Chương 2: Kim loại

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

 A. Na, Mg, Zn

 B. Al, Zn, Na

 C. Mg, Al, Na

 D. Pb, Al, Mg

Đáp án: A

Câu 2: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để thu được CuSO4 ?

 A. MgSO4

 B. Al2(SO4)3

 C. H2SO4 loãng

 D. H2SO4 đặc, nóng

Đáp án: D

  

Câu 3: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại

 A. Zn

 B. Mg

 C. Fe

 D. Cu

Đáp án: B

Sử dụng một lượng dư kim loại Mg

  Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn ↓

Lọc bỏ kim loại thu được dung dịch MgSO4 tinh khiết.

Câu 4: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:

 A. Al , Zn, Fe

 B. Zn, Pb, Au

 C. Mg, Fe , Ag

 D. Na, Mg , Al

Đáp án: A

Các kim loại tác dụng được với Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại phải đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và các kim loại đó phải không tác dụng với nước.

→ A thỏa mãn.

Câu 5: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với

 A. Dung dịch NaOH dư

 B. Dung dịch H2SO4 loãng

 C. Dung dịch HCl dư

 D. Dung dịch HNO3 loãng .

Đáp án: A

Sử dụng một lượng dư dung dịch NaOH

  2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Lọc lấy kim loại rửa sạch thu được Fe tinh khiết.

Chú ý: Một số kim loại như Al, Zn … có thể tác dụng được với dung dịch kiềm.

Câu 6: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là :

 A. Ca

 B. Mg

 C. Fe

 D. Ba

Đáp án: B

nkhí = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol

Vậy kim loại cần tìm là Mg.

Câu 7: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?

 A. Thanh đồng tan dần, khí không màu thoát ra

 B. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam

 C. Không hiện tượng

 D. Có kết tủa trắng.

Đáp án: C

Đồng đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không tác dụng với H2SO4 loãng.

Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội:

 A. Khí mùi hắc thoát ra

 B. Khí không màu và không mùi thoát ra

 C. Lá nhôm tan dần

 D. Không có hiện tượng

Đáp án: D

Chú ý: Một số kim loại như Al, Fe, Cr … không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.

Câu 9: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư , thể tích khí thoát ra (ở đktc) là:

 A. 4,48 lít

 B. 6,72 lít

 C. 13,44 lít

 D. 8,96 lít

Đáp án: B

Số mol Al = 5,4 : 27 = 0,2 mol

  

→ Vkhí = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Câu 10: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:

 A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu

 B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh

 C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh

 D. Không có hiện tượng.

Đáp án: C.

Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam

PTHH:

  2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

  2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 (↓ xanh) + Na2SO4.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1042

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống