Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđro.
B. Sắt (III) clorua và khí hiđro.
C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđro.
D. Sắt (II) clorua và nước.
Đáp án: A
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (↑)
Câu 2: Oxit tác dụng với axit clohiđric là
A. SO2.
B. CO2.
C. CuO.
D. CO.
Đáp án: C
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Câu 3: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc.
B. Rót từ từ nước vào axit đặc.
C. Rót nhanh axit đặc vào nước.
D. Rót từ từ axit đặc vào nước.
Đáp án: D
Câu 4: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:
A. CO2.
B. SO2.
C. SO3.
D. H2S.
Đáp án: B
Câu 5: Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử:
A. NaNO3.
B. KCl.
C. MgCl2.
D. BaCl2.
Đáp án: D
BaCl2 + HCl → không phản ứng
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2HCl
Câu 6: Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric là
A. NaOH, BaCl2 .
B. NaOH, BaCO3.
C. NaOH, Ba(NO3)2.
D. NaOH, BaSO4.
Đáp án: B
NaOH + HCl → NaCl + H2O
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 ↑ + H2O
Câu 7: Cho 5,6 g sắt tác dụng với axit clohiđric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc):
A. 1,12 lít .
B. 2,24 lít.
C. 11,2 lít.
D. 22,4 lít.
Đáp án: B
nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol
→ Vkhí = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 8: Trung hoà 200g dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M . Thể tích dung dịch KOH cần dùng là:
A. 100 ml .
B. 300 ml.
C. 400 ml.
D. 200 ml.
Đáp án: D
Câu 9: Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là:
A. Zn .
B. Mg.
C. Fe.
D. Ca.
Đáp án: B
nkhí = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
Gọi kim loại là R (hóa trị II)
Vậy kim loại cần tìm là Magie (Mg).
Câu 10: Trung hoà 100 ml dung dịch H2SO4 1M bằng V (ml) dung dịch NaOH 1M. V là:
A. 50 ml.
B. 200 ml.
C. 300 ml.
D. 400 ml.
Đáp án: B
Số mol H2SO4 = 0,1.1 = 0,1 mol