Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Điều tra về sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố, ta được kết quả:
165 | 85 | 65 | 65 | 70 | 50 | 45 | 100 | 45 | 100 |
100 | 100 | 100 | 90 | 53 | 70 | 140 | 41 | 50 | 150 |
(Áp dụng câu 1, 2 và câu 3)
Bài 1: Dấu hiệu tìm hiểu ở đây là?
A. Sự tiêu thụ điện năng của các tổ dân phố
B. Sự tiêu thụ điện năng của một gia đình
C. Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một tổ dân phố.
D. Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố.
Dấu hiệu tìm hiểu là: Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố.
Chọn đáp án D.
Bài 2: Có bao nhiêu hộ gia đình cần điều tra?
A. 22 B. 20 C. 28 D.30
Có 20 hộ gia đình cần điều tra.
Chọn đáp án B.
Bài 3: Có bao nhiêu hộ gia đình tiêu thụ mức điện năng nhỏ hơn 100 kwh
A. 22 B. 10 C. 12 D. 15
Có 12 hộ gia đình tiêu thụ mức điện năng nhỏ hơn 100 kwh
Chọn đáp án C.
Một cửa hàng đem cân một số bao gạo (đơn vị kilogam), kết quả ghi lại ở bảng sau:
Khối lượng 1 bao (x) | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | |
Tần số (n) | 2 | 3 | 6 | 8 | 4 | 1 | N = 24 |
Bài 4: Có bao nhiêu bao gạo cân nặng lớn hơn 50 kg?
A. 13 B. 14 C. 12 D. 32
Từ bảng tần số ta có: 8 bao cân nặng 55kg, 4 bao gạo cân nặng 60kg, 1 bao gạo cân nặng 65 kg
Nên có: 8 + 4 + 1 = 13 (bao gạo)
Chọn đáp án A.
Bài 5: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu
B. Khối lượng chủ yếu của 1 bao gạo là: 50kg và 55kg
C. Khối lượng cao nhất của một bao gạo là 60kg
D. Khối lượng thấp nhất của một bao gạo là 40 kg
Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 40 kg, 45 kg, 50 kg, 55 kg, 60 kg, 65 kg
Giá trị 50kg và 55kg có tần suất cao nhất là 6 và 8
Khối lượng cao nhất của một bao gạo là 65kg
Khối lượng thất nhất của một bao gao là 40kg
Vậy đáp án C sai
Chọn đáp án C.
Sử dụng bảng sau cho các câu hỏi 6, 7, 8, 9, 10
Tuổi nghề của một số giáo viên trong một trường THCS được ghi lại ở bảng sau:
7 | 2 | 5 | 9 | 7 |
2 | 4 | 4 | 5 | 6 |
7 | 4 | 10 | 2 | 8 |
4 | 3 | 8 | 10 | 4 |
Bài 6: Dấu hiệu ở đây là gì?
A. Số giáo viên của trường
B. Số tuổi của giáo viên trong trường
C. Số giáo viên nghỉ hưu
D. Số tuổi nghề của giáo viên trong trường
Dấu hiệu ở đây là số tuổi nghề của giáo viên trong trường
Chọn đáp án D
Bài 7: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 Do đó, có 9 giá trị khác nhau của dấu hiệu
Chọn đáp án D
Bài 8: Tần số tương ứng với các giá trị 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 là:
A. 3; 1; 5; 2; 1; 3; 2; 1; 2
B. 2; 1; 5; 2; 2; 3; 2; 1; 2
C. 3; 2; 4; 2; 1; 3; 2; 1; 2
D. 3; 1; 6; 2; 1; 2; 2; 1; 2
Tần số tương ứng với các giá trị 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 là: 3; 1; 5; 2; 1; 3; 2; 1; 2
Chọn đáp án A
Bài 9: Bảng tần số của dấu hiệu trên là:
A.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 1 | 5 | 2 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
B.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 2 | 1 | 5 | 2 | 2 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
C.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 2 | 4 | 2 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
D.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 1 | 6 | 2 | 1 | 2 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
Dựa vào kết quả của câu 7 và câu 8, ta thấy bảng tần số của dấu hiệu trên là:
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 1 | 5 | 2 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
Chọn đáp án A
Bài 10: Có bao nhiêu giáo viên dạy lâu năm nhất trong trường :
A. 2
B. 4
C. 5
D. 7
Quan sát bảng tần số của dấu hiệu ở câu hỏi số 9 ta thấy: có 2 giáo viên dạy lâu năm nhất trong trường là 10 năm
Chọn đáp án A