Chủ đề 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Phương pháp giải

Bước 1: Tìm điều kiện của x (phân số thì mẫu số phải khác 0)

Bước 2: Nhận xét dạng bài để chọn cách giải phù hợp

– Nếu tử số không chứa x, ta sử dụng dấu hiệu chia hết.

– Nếu tử số chứa x, ta dùng dấu hiệu chia hết hoặc dùng phương pháp tách tử số theo mẫu số.

– Với các bài toán tìm đồng thời x và y ta nhóm x hoặc y rồi rút x hoặc y ra đưa về dạng phân thức.

Bước 3: Áp dụng các tính chất để giải quyết bài toán tìm ra đáp án.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tìm x để là số nguyên

Lời giải:

Nhận xét: ta thấy tử số của số A không chứa x, nên ta sử dụng tính chất chia hết để giải quyết bài tập này.

Trình bày như sau:

Điều kiện: x – 1 ≠ 0 ⇒ x ≠ 1

Để là số nguyên thì 5 chia hết cho (x – 1) hay (x – 1) là ước của 5.

Mà Ư(5) = { – 5; – 1; 1; 5}

Ta có bảng sau:

Kết hợp điều kiện, vậy x ∈ {-4; 0; 2; 6}.

Ví dụ 2: Tìm x nguyên để

nguyên

Lời giải:

Nhận xét: Ta thấy tử số của B có chứa x mà hệ số 6 lại chia hết cho hệ số 2, nên ta dùng phương pháp tách tử số thành bội của mẫu số để đưa về dạng quen rồi tiếp tục xử lý bài tập này.

Trình bày:

Suy ra 2 chia hết cho (2x + 1) hay (2x + 1) là ước của 2

Mà Ư(2) = {-2; -1; 1; 2}

+) 2x + 1 = -2 ⇒ 2x = -3 ⇒ x = ∉ Z, loại vì đề bài yêu cầu tìm x nguyên

+) 2x + 1 = -1 ⇒ 2x = -2 ⇒ x = -1 ∈ Z, thỏa mãn

+) 2x + 1 = 1 ⇒ 2x = 0 ⇒ x = 0 ∈ Z, thỏa mãn

+) 2x + 1 = 2 ⇒ 2x = 1 ⇒ x =

∉ Z, loại

Vậy x = -1 và x = 0 thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1. Tìm số nguyên a để số hữu tỉ x = là số nguyên

Hướng dẫn

Ta có: x =

Điều kiện:

Để x nguyên thì phải nguyên, suy ra -101 chia hết cho (a + 7)

Hay (a + 7) là ước của -101

Mà Ư(-101) = {-101; -1; 1; 101}

Nên ta có bảng sau:

Vậy a ∈ {-108; -8; -6; 94}

Câu 2. Cho số hữu tỉ

Tìm giá trị của a để:

a) A là số nguyên

b) A là số nguyên dương

c) A là số nguyên âm

Hướng dẫn

Ta có:

a) Để A là số nguyên thì phải nguyên hay 5 phải chia hết cho a

Vì a nguyên nên a phải là ước của 5

Mà Ư(5) = {-1; 1; 5; – 5}

Vậy a ∈ {-1; 1; 5; – 5}.

b) A là số nguyên dương

A là số nguyên khi a ∈ {-1; 1; 5; – 5}

Ta có bảng sau:

Vậy để A là số nguyên dương thì a = -1; a = – 5.

c) A là số nguyên âm

Theo bảng ở câu b, ta thấy A là số nguyên âm khi a = 1.

Vậy a = 1 thì A là số nguyên âm.

Câu 3. Tìm số hữu tỉ x, sao cho tổng của số đó với nghịch đảo của nó có giá trị là một số nguyên.

Hướng dẫn

Câu 4. Tìm x nguyên để biểu thức nguyên

Hướng dẫn

a, Điều kiện: x + 4 ≠ 0 ⇒ x ≠ – 4

Kết hợp điều kiện, vậy x ∈ {-5 ; -3; -11; 3} thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.

b. Điều kiện x + 4 ≠ 0 ⇒ x ≠ – 4

Ta có: (x + 4) ⋮ (x + 4) suy ra x(x + 4) ⋮ (x + 4) hay (x2 + 4x) ⋮ (x + 4)  (1)

Để B nguyên thì (x2 + 7) ⋮ (x + 4)  (2)

Từ (1) và (2) suy ra (x2 + 4x) – (x2 + 7) ⋮ (x + 4)

(4x-7) ⋮ (x + 4) ⇒ 4(x + 4)-23 ⋮ x + 4 ⇒ 23 ⋮ x + 4

Hay x + 4 là ước của 23

Mà Ư(23) = {-1; 1; -23; 23}

Ta có bảng sau:

Kết hợp điều kiện, vậy x ∈ {-5; -3; -27; 19}.

Câu 5. Tìm x, y nguyên sao cho: xy + 3y – 3x = -1

Hướng dẫn

Ta có: xy + 3y – 3x = -1

⇒ xy + 3y – 3x + 1 = 0

⇒ y(x + 3) – 3x + 1 = 0 (Nhóm hạng tử chứa xy với hạng tử chứa y và đặt nhân tử chung là y)

⇒ y(x + 3) – 3(x + 3)+ 10 = 0 (Phân tích -3x + 1 = -3x – 9 + 10 = – 3(x + 3) + 10)

⇒ (x + 3)(y – 3) = -10

Lập bảng:

Kết hợp điều kiện, vậy các cặp (x; y) thỏa mãn yêu cầu bài toán là (-2; -7), (-13; 4), (2; 1), (-5; 8), (-8; 5), (-1; -2).

Câu 6. Tìm số nguyên x, y thỏa mãn

Hướng dẫn

Điều kiện: x ≠ 0; y ≠ 0

Ta có:

(nhân quy đồng với mẫu số chung là 3xy)

⇒ 3x + 3y – xy = 0 (bài toán quay về dạng ax + by + cxy + d = 0)

⇒ x(3 – y) – 3(3 – y) + 9 = 0 ⇒ (x – 3)(3 – y) = -9 (phân tích tương tự Câu 5)

Lập bảng:

Kết hợp điều kiện, vậy các cặp (x; y) thỏa mãn yêu cầu bài toán là (4; 12), (-6; 2), (6; 6).

D. HERE

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 911

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống