Chủ đề 7: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Phương pháp giải

– Bước 1: Đưa về dạng phân số tối giản có mẫu số dương

– Bước 2: Phân tích mẫu số ra thừa số nguyên tố (kiến thức lớp 6).

– Bước 3: Sau đó sử dụng nhận xét sau để nhận biết:

● Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

● Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

– Bước 4: Kết luận

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Giải thích tại sao các phân số sau đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Lời giải:

+) vì 4 = 22, suy ra mẫu số của phân số không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5

Vậy phân số có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

+) Vì 50 = 2.52, suy ra mẫu số không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5.

Vậy phân số

viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

+) Vì 100 = 22.52, suy ra mẫu số không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5

Vậy phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Ví dụ 2: Giải thích tại sao các phân số sau đây viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải:

+) Ta có:

Vì 6 = 2.3 nên mẫu số có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5

Vậy phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

+) Vì 75 = 3.52, nên mẫu số có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5

Vậy phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1. Cho các phân số sau:

Có bao nhiêu phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn

+) Ta có: chưa phải là phân số tối giản nên ta phải rút gọn)

Vì 60 = 22.3.5 nên mẫu số có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5.

Suy ra phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

+) Ta có:

chưa phải là phân số tối giản nên ta phải rút gọn)

Vì 40 = 23.5, nên mẫu số không có ước nguyên tố khác 2 và 5

Suy ra phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

+) Ta có: 10 = 2.5, nên mẫu số không có ước nguyên tố khác 2 và 5

Suy ra phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

+) Ta có: 121 = 112, nên mẫu số có ước nguyên tố 11 khác 2 và 5

Suy ra phân số

viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Vậy có hai phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là .

Đáp án B

Câu 2. Trong các phân số , phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Hướng dẫn

+) Ta có: 8 = 23, mẫu số không có ước nguyên tố khác 2 và 5

Suy ra phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, A sai

+) Ta có: 35 = 7.5, mẫu số có ước nguyên tố 7 khác 2 và 5

Suy ra phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn, B đúng

+) Có:

Vì 25 = 52, nên mẫu không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5

Suy ra phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, C sai

+) Có

Vì 250 = 2.53, mẫu không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5

Suy ra phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, D sai

Đáp án B

Câu 3. Cho số . Điền vào ô vuông một số nguyên tố có một chữ số để A là số thập phân vô hạn tuần hoàn thì có bao nhiêu cách?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn

Các số nguyên tố có một chữ số là 2; 3; 5; 7.

Để A viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn thì mẫu phải có ít nhất một ước nguyên tố khác 2 và 5, đó là 3 và 7

+) , là phân số tối giản có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5

Do đó số 3 thỏa mãn.

+) , mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 khi thay 7 vào, nên 7 không thỏa mãn.

Vậy chỉ có 1 cách điền vào ô vuông một số nguyên tố có một chữ số để A là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Đáp án A

Câu 4. Cho các phân số sau: . Có bao nhiêu phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn

+) Ta có: phân số có mẫu 31 có ước nguyên tố là 31 khác 2 và 5, nên phân số này viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

+) Lại có: 55 = 5 .11, mẫu 55 có ước nguyên tố là 11 khác 2 và 5, nên phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

+) Ta có:

Vì 200 = 23.52, suy ra mẫu 200 không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5, nên phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

+)

Mẫu số 5 không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5, nên phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Vậy trong 4 phân số đã cho, có 2 phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Đáp án B

Câu 5. Trong hai phân số sau, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, vô hạn tuần hoàn?

A. Hai phân số đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

B. Hai phân số đều viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

C. Phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

D. Phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn, phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Hướng dẫn

+) Ta có:

Mẫu số 2 không có ước nguyên tố khác 2 và 5, nên phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

+) Lại có:

Vì 300 = 22.3.52, nên mẫu số có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5, do đó phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Đáp án C

D. HERE

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 953

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống