Bài 3: Biểu đồ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Lý thuyết

1. Biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đoạn thẳng

   + Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n (độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).

   + Xác định các điểm có tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó (giá trị viết trước, tần số viết sau).

   + Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ.

Ví dụ 1: Với bảng tần số sau:

Giá trị 28 30 35 50
Tần số 2 8 7 3 N = 20

Ta dựng được biểu đồ đoạn thẳng như sau:

Chú ý: Ngoài biểu đồ đoạn thẳng thì còn có thêm biểu đồ hình chữ nhật và biểu đồ hình quạt.

   + Biểu đồ hình chữ nhật: Các đoạn thẳng trong biểu đồ đoạn thẳng được thay bằng hình chữ nhật.

   + Biểu đồ hình quạt: Đó là một hình tròn được chia thành các hình quạt mà góc ở tâm ở các hình quạt tỉ lệ với tần số.

Đọc thêm

   + Tần số f của một giá trị được tính theo công thức f = n/N trong đó N là số các giá trị, n là tần số của một giá trị, f là tần số của giá trị đó. Người ta thường biểu diễn tần số dưới dạng phần trăm.

Ví dụ 2: Các biểu đồ hình chữ nhật như sau:

2. Ví dụ

Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh được ghi lại như sau:

28 35 29 37 30 35 37 30 35 29

Bảng “tần số”:

Số cân(x) 28 29 30 35 37
Tần số (n) 1 2 2 3 2

Biểu đồ đoạn thẳng

B. Bài tập

Bài 1: Số lượng học sinh nữ của từng lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng sau đây:

20 17 14 18 15
18 17 20 16 14
20 18 16 19 17

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Hướng dẫn giải:

Ta có bảng “tần số” như sau:

Số lượng nữ 14 15 16 17 18 19 20
Tần số (n) 2 1 2 3 3 1 3 N = 15

Vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

Bài 2: Biểu đồ sau biểu diễn số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các học sinh lớp 7B. Từ biểu đồ hãy:

a) Nhận xét

b) Lập bảng “tần số”

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

   + Có 7 học sinh mắc 5 lỗi

   + Có 6 học sinh mắc 2 lỗi

   + Có 5 học sinh mắc 3 và 8 lỗi.

….

Đa số học sinh mắc từ 1 đến 3 lỗi và từ 5 đến 9 lỗi (36 học sinh)

b) Bảng tần số

Số lỗi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 3 6 5 2 7 3 4 5 3 2 N = 40

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Số lượng học sinh nữ của từng lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng sau đây:

20 17 14 18 15
18 17 20 16 14
20 18 16 19 17

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Ta có bảng “tần số” như sau:

Số lượng nữ 14 15 16 17 18 19 20
Tần số (n) 2 1 2 3 3 1 3 N = 15

Vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

Bài 2: Biểu đồ sau biểu diễn số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các học sinh lớp 7B. Từ biểu đồ hãy:

a) Nhận xét

b) Lập bảng “tần số”

a) Ta có:

   + Có 7 học sinh mắc 5 lỗi

   + Có 6 học sinh mắc 2 lỗi

   + Có 5 học sinh mắc 8 lỗi.

Đa số học sinh mắc từ 1 đến 3 lỗi và từ 5 đến 9 lỗi (36 học sinh)

b) Bảng tần số

Số lỗi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 3 6 5 2 7 3 4 5 3 2 N = 40

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 936

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống