Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Lý thuyết
1. Quy ước làm tròn số
+ Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bỏ đi bằng chữ số 0.
+ Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bỏ đi bằng chữ số 0.
2. Ví dụ
+ Ta có 84,149 ≈ 84,1 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
+ Ta có 542 ≈ 540 (làm tròn đến chữ số hàng chục)
+ Ta có 0,0861 ≈ 0,09 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
+ Ta có 1573 ≈ 1600 (làm tròn đến chữ số hàng trăm)
Ví dụ 1: Làm tròn các số sau đây
a) Tròn chục: 2347,5; 123,7
b) Tròn trăm: 157426; 23782,23
c) Tròn nghìn: 1573216; 7236524
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: 2347,5 ≈ 2350; 123,7 ≈ 120
b) Ta có: 157426 ≈ 157400; 23782,23 ≈ 23800
c) Ta có: 1573216 ≈ 1573000; 7236524 ≈ 7237000
Ví dụ 2: Thực hiện phép tính trên rồi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất
Hướng dẫn giải:
B. Bài tập
Bài 1: Viết các số sau dưới dạng số thập phân gần đúng, chính xác đến hai chữ số thập phân, ba chữ số thập phân
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
+ Chính xác đến hai chữ số thập phân là: 2,67
+ Chính xác đến ba chữ số thập phân là: 2,667
b) Ta có:
+ Chính xác đến hai chữ số thập phân là: 4,43
+ Chính xác đến ba chữ số thập phân là: 4,429
c) Ta có:
+ Chính xác đến hai chữ số thập phân là: 5,27
+ Chính xác đến ba chữ số thập phân là: 5,273
Bài 2: Tìm x gần đúng chính xác đến hai chữ số thập phân:
Hướng dẫn giải:
Vậy giá trị gần đúng chính xác đến hai chữ số thập phân của x là x ≈ 3,86