Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Lý thuyết

1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 3cm, ∠B = 70o

• Vẽ góc ∠xBy = 70o.

• Trên tia By lấy điểm A sao cho BA = 2cm.

• Trên tia By lấy điểm C sao cho BC = 3cm.

• Vẽ đoạn thẳng AC ta được tam giác ABC.

Lưu ý: Ta gọi góc B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC. Khi nói hai cạnh và góc xen giữa, ta hiểu góc này là góc ở vị trí xen giữa hai cạnh đó.

2. Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

ΔABC và ΔA’B’C’ có:


3. Hệ quả

Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Cho tam giác ABC vuông tại A, tam giác A’B’C’ vuông tại A’, khi đó:



4. Ví dụ

Ví dụ:Cho góc xOy với điểm I nằm trên tia phân giác Oz, lấy điểm A trên Ox, B trên Oy sao cho OA = OB

a) Chứng minh ΔAOI = Δ BOI

b) Đoạn thẳng AB cắt Oz tại H, chứng minh rằng ΔAIH = ΔBIH

c) Chứng minh rằng tam giác AIH và BIH đều là tam giác vuông

Hướng dẫn giải:

B. Bài tập

Bài 1: Cho đoạn thẳng BC. Gọi A là một điểm nằm trên đường trung trực xy của đoạn thẳng BC và M là giao điểm của xy với BC. Chứng minh AB = AC

Hướng dẫn giải:

Bài 2: Cho đường thẳng AB, trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đoạn thẳng AB vẽ hai tia Ax ⊥ AB; By ⊥ BA. Trên Ax và By lần lượt lấy hai điểm C và D sao cho AC = BD. Gọi O là trung điểm của AB.

a) Chứng minh rằng: ΔAOC = ΔBOD

b) Chứng minh O là trung điểm của CD

Hướng dẫn giải:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 937

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống