Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Lý thuyết
1. Vẽ tam giác biết ba cạnh
Bài toán: Vẽ tam giác ABC, biết AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm
• Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.
• Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ cung tròn tâm B bán kính 2cm và cung tròn tâm C bán kính 3cm.
• Hai cung tròn trên cắt nhau tại A.
• Vẽ các đoạn thẳng AB, AC, ta được tam giác ABC.
2. Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.
ΔABC và ΔA’B’C’ có:
Ví dụ 1:Cho hai tam giác ABC và ABD có, AB = BC = CA = 4cm, AD = BD = 2cm (D nằm khác phía C đối với AB). Chứng minh rằng
Hướng dẫn giải:
Ví dụ 2:
Cho hình vẽ bên. Tìm chỗ sai trong bài làm của một học sinh như sau
Hướng dẫn giải:
Ví dụ 3:
Cho đoạn thẳng MN. Vẽ cung tròn tâm M bán kính MN và cung tròn tâm N bán kính NM, chúng cắt nhau tại E, F. Chứng minh rằng: a) ΔMNE = ΔMNF b) ΔMEF = ΔNEF
Hướng dẫn giải:
B. Bài tập
Bài 1: Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm A bán kính BC, vẽ cung tròn tâm C bán bính BA, chúng cắt nhau ở D (D và B nằm khác phía đối với bờ AC). Chứng minh rằng AD // BC
Hướng dẫn giải:
Xét ΔABC và ΔCDA có AC chung
AB = CD (bán kính)
BC = DA (bán kính)
Nên ΔABC = ΔCDA (c-c-c)
⇒ ∠ACB = ∠CAD (hai góc tương ứng bằng nhau)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong
Do đó AD // BC
Bài 2: Tam giác ABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.
Hướng dẫn giải:
Xét ΔAMB và ΔAMC có:
AB = AC (gt)
AM chung
MB = MC (M là trung điểm của BC)
⇒ ΔAMB = ΔAMC (c-c-c)
Suy ra ∠BAM = ∠CAM; ∠AMB = ∠AMC (góc tương ứng bằng nhau)
Mà ∠AMB + ∠AMC = 180° (hai góc kề bù)
Nên ∠AMB = ∠AMC = 180°/2 = 90° hay AM ⊥ BC