Chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

I – BẢO QUẢN HẠT GIỐNG

Bảo quản hạt giống nhằm giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống và duy trì tính đa dạng sinh học của giống

1. Tiêu chuẩn hạt giống

Có chất lượng cao

Thuần chủng

Không bị sâu, bệnh

2. Các phương pháp bảo quản

Hạt giống được cất giữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Hạt giống dùng cho vụ sau hay trong thời hạn dưới một năm thường được bảo quản theo cách này.

Bảo quản hạt giống trong điều kiện lạnh, nhiệt độ thích hợp 00C, độ ẩm không khí từ 35 – 40% được sử dụng bảo quản trung hạn

Muốn bảo quản dài hạn, hạt giống được bảo quản ở điều kiện lạnh đông, nhiệt độ là -100C và độ ẩm không khí từ 35 – 40%

3. Quy trình bảo quản hạt giống

Thu hoạch → Tách hạt → Phân loại và làm sạch → Làm khô → Xử lí bảo quản → Đóng gói → Bảo quản Sử dụng

Hạt giống cần được thu hoạch đúng thời điểm, để nơi riêng, sạch sẽ, cách biệt với các hạt khác và tiến hành tách hạt, tuốt, tẽ cẩn thận

Sau đó hạt được phân loại, loại bỏ các tạp chất như rơm rạ, lõi, rễ, lá,… hạt bị sâu phá hạt, hạt bị vỡ làm sạch cát, sạn,…

Hạt giống cần được làm khô ngay (phơi hoặc sấy). Thóc: sấy ở 40 – 45 0C đến khi độ ẩm đạt 13%. Hạt có dầu; sấy ở 30 -400C đến khi độ ẩm đạt 8 – 9%

Nông dân thường bảo quản hạt giống theo phương pháp truyền thống trong chum, vại hoặc đóng trong bao, hoặc treo ở chỗ khô ráo. Trong chum, vại đậy bịt kín, hạt giống đã khô kĩ có thể giữ được từ 1 đến 2 năm, chất lượng vẫn đảm bảo.

Chú ý:

– Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

– Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

Các công ti sản xuất hạt giống thường được bảo quản hạt giống trong các kho mát, kho lạnh, có độ ẩm nhiệt độ thích hợp được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động.

II – BẢO QUẢN CỦ GIỐNG

1. Tiêu chuẩn củ giống:

Chất lượng cao

Đồng đều, không quá già, quá non

Không bị sâu bệnh

Không lẫn giống khác.

Còn nguyên vẹn

Khả năng nảy mầm cao

2. Quy trình bảo quản

Thu hoạch → Phân loại, làm sạch → Xử lí phòng chống vi sinh vật hại → Xử lí ức chế nảy mầm → Bảo quản → Sử dụng

Củ được thu hoạch về làm sach, phân loại những củ bị sứt, bị sâu hại.

Sử dụng chất bảo quản với liều lượng cho phép để phòng chống vi sinh vật.

Sau thời kì ngủ nghỉ, củ nảy mầm. Muốn kéo dài thời hạn bảo quản, người ta bảo quản trong điều kiện lạnh, sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

Thực hiện đúng quy trình trên, sau 4 đến 8 tháng bảo quản, tổn thất sẽ không vượt quá 10%, củ nảy mầm tốt và khoẻ.

Các hộ nông dân thường bảo quản củ giống theo phương pháp cổ truyền trên giá, nơi thoáng và ánh sáng tán xạ, tổn thất khoảng 30%.

Ở các nước phát triển thường dụng bảo quản lạnh, hoặc nuôi cấy mô tế bào để lưu giống một số loại cây trong đó có cây và củ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 913

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống