Chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

I – BẢO QUẢN THỊT

1. Một số phương pháp bảo quản thịt

Bảo quản thịt bằng phương pháp làm lạnh và lạnh đông

Bảo quản thịt bằng phương pháp hun khói.

Bảo quản thịt bằng phương pháp đóng hộp.

Bảo quản thịt theo phương pháp truyền thống ( ướp muối, ủ chua, sấy khô…)

2. Phương pháp bảo quản lạnh

Bảo quản lạnh là phương pháp bảo quản tốt nhất, duy trì được nhiều tính chất ban đầu của thịt. Kho lạnh để bảo quản thịt theo phương pháp công nghiệp có dung tích vài mét khối đến hàng trăm mét khối, nhiệt độ bảo quản từ 00C đến 40C

Quy trình bảo quản lạnh:

Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.

Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.

Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.

Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 00C đến 20C, độ ẩm thấp hơn 85%.

Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.

3. Phương pháp ướp muối

Ướp muối thịt để bảo quản là phương pháp cổ truyền được sử dụng rộng rãi trong nhân dân

Quy trình ướp muối:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hỗn hợp 94% NaCl, 5% đường

Bước 2: Chuẩn bị thịt. Cắt thịt thành miếng 1-2kg, sau khi bỏ hết xương

Bước 3: Xát hỗn hợp lên bề mặt miếng thịt

Bước 4: Xếp thịt đã ướp vào thùng gỗ, cứ mỗi lớp thịt rắc một lớp hỗn hợp

Bước 5: Bảo quản 7- 10 ngày. Trước khi dùng, lấy thịt để trên giá cho ráo nước

   – Muối NaCl có tác dụng sát khuẩn, tạo áp suất thẩm thấu cao, từ đó giảm độ ẩm sản phẩm, ức chế hoạt động enzim và vi sinh vật phân huỷ chất đạm.

   – Đường có tác dụng làm dịu vị mặn muối ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, kìm hãm sự phát triển vi khuẩn gây thối thịt.

   – Ưu điểm: dễ thực hiện, hao hụt dinh dưỡng ít.

   – Hạn chế: thịt mặn, kém mềm mại, hương vị kém tươi.

II – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TRỨNG

Bảo quản lạnh (có thể bảo quản được từ 180 ngày đến 220 ngày)

Bảo quản bằng nước vôi (từ 20 đến 30 ngày)

Bảo quản bằng tạo màng mỏng silicat hoặc parafin trên mặt trứng để bảo quản

Bảo quản bằng hỗn hợp khí CO2 và N2 hoặc hỗn hợp 2 khí.

Bảo quản bằng muối (muối khô, muối ớt,…)

III – BẢO QUẢN SƠ BỘ SỮA TƯƠI

Trong điều kiện bình thường, sữa mới vắt ra, vi sinh vật không thể phát triển vì trong sữa có kháng thể. Ở nhiệt độ 300C đến 370C, diệt khuẩn kháng thể tác dụng từ 2 đến 3 giờ.

Do đó sữa được làm lạnh ở 100C khi vừa vắt như thế sẽ giữ được chất lượng sữa từ 7 – 10 giờ.

Quá trình bảo quản sơ bộ sữa tươi gồm các bước cơ bản sau:

Thu nhận sữa → lọc sữa → làm lạnh nhanh (100C).

IV – BẢO QUẢN CÁ

1. Một số phương pháp bảo quản cá

Bảo quản lạnh (bằng nước đá;bằng khí lạnh;ướp đông;tráng băng).

Ướp muối.

Bảo quản bằng axit hữu cơ (axitlactic,axit xitric,axit axetic).

Bảo quản bằng chất chống oxi hóa.

Hun khói.

Đóng hộp…

2. Bảo quản lạnh

Là phương pháp đơn giản được áp dụng phổ biến cho nghề cá ở nước ta

Cá được bảo quản từ 7-10 ngày.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1050

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống