Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

I. KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA ĐẤT

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

1. Keo đất

a) Khái niệm về keo đất

Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1 µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (lơ lửng trong nước)

b) Cấu tạo keo đất

Mỗi một hạt keo có một nhân

Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Lớp này mang điện âm thì keo mang điện âm, lớp này mang điện dương thì keo mang điện dương. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

2. Khả năng hấp thụ của đất

Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét, …; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

II – PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT

Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất. Phản ứng do nồng độ [H+] > [OH-] quyết định:

   – [H+] > [OH]: phản ứng chua

   – [H+] = [OH]: phản ứng trung tính

   – [H+] < [OH]: phản ứng kiềm

1. Phản ứng chua của đất

Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất, độ chua của đất được chia làm 2 loạichua:

a) Độ chua hoạt tính

Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

Được biểu thị bằng pH (H20)

Trị số pH đất thường dao động từ 3 đến 9:

   – Đất lâm nghiệp: chua, rất chua, độ pH < 6.5

   – Đất nông nghiệp: chua (trừ đất phù sa, đất mặn kiềm)

   – Đất phèn: rất chua, độ pH < 4

b) Độ chua tiềm tàng Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

2. Phản ứng kiềm của đất

Một số loại đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,… thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm

Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

III – ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

1. Khái niệm

Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

2. Phân loại

Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại:

   – Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

   – Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

Hoạt động sản xuất con người có vai trò nhất định trong độ phì nhiêu của đất, tuy nhiên độ phì nhiêu chỉ là khả năng đất cho năng suất cây trồng cao.

Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:

   – Giống tốt

   – Thời tiết thuận lợi

   – Đặc biệt cần chế độ chăm sóc tốt, hợp lý

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 999

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống