Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1:Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần:

A. Trồng cây chịu mặn.

B. Bón nhiều phân đạm, kali.

C. Bón bổ sung chất hữu cơ.

D. Tháo nước để rửa mặn.

Đáp án: D. Tháo nước để rửa mặn.

Giải thích: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần tháo nước để rửa mặn. Sau khi rửa mặn cần bón bổ sung chất hữu cơ cho đất – SGK trang 33

Câu 2: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn:

A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn.

B. Tháo nước rửa mặn.

C. Bón vôi.

D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí.

Đáp án: A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn.

Giải thích: Biện pháp cải tạo đất mặn: biện pháp thủy lợi, bón vôi, trồng cây chịu mặn – SGK trang 32, 33

Câu 3:Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?

A. Trồng cây chịu mặn.

B. Bón vôi, rửa mặn.

C. A và B

D. Xây dựng hệ thống thủy lợi.

Đáp án: C. A và B

Giải thích: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ nên sử dụng biện pháp: trồng cây chịu mặn, bón vôi, rửa mặn để làm giảm lượng natri trong đất – SGK trang 33

Câu 4:Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở………..và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là……….:

A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.

B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen.

C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt.

D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo.

Đáp án: A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.

Giải thích: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là cây Cói – SGK trang 31, 33

Câu 5: Nguyên nhân hình thành đất phèn là do:

A. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

B. Đất có nhiều H2SO4.

C. Đất bị ngập úng.

D. Đất có nhiều muối.

Đáp án: A. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

Giải thích:Nguyên nhân hình thành đất phèn là do đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh – SGK trang 33

Câu 6:Quá trình hình thành S → FeS2→ H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện:

A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí.

B. Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí.

C.Có xác sinh vật.

D.Có chứa S.

Đáp án: A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí.

Giải thích: Quá trình hình thành S → FeS2→ H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện: yếm khí, thoát nước, thoáng khí – SGK trang 33

Câu 7:Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có:

A. pH < 7.

B. pH < 4.

C. pH > 7.

D. pH > 4.

Đáp án: B. pH < 4.

Giải thích:Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có pH < 4 – SGK trang 33

Câu 8:Bón vôi cho đất phèn có tác dụng:

A. Tăng chất dinh dưỡng cho đất.

B. Bổ sung chất hữu cơ cho đất.

C. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm.

D. Khử mặn.

Đáp án: C. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm.

Giải thích: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do – SGK trang 33

Câu 9:Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Đáp án: A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

Giải thích: Đất mặn có đặc điểm là phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu – SGK trang 31

Câu 10: Đi làm ruộng về móng chân bị vàng. Theo em đất này thuộc loại đất nào?

A. Đất mặn.

B. Đất phèn.

C. Đất xám bạc màu.

D. Đất mặn và đất phèn.

Đáp án: B. Đất phèn.

Giải thích:Đi làm ruộng về móng chân bị vàng do đất phèn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1109

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống