Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1:Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:
A. Thóc, ngô.
B. Khoai lang tươi.
C. Hạt giống.
D. Sắn lát khô.
Đáp án: A. Thóc, ngô.
Giải thích: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản: Thóc, ngô – SGK trang 128
Câu 2: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là
A. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.
B. tránh đông cứng rau, quả.
C. tránh lạnh trực tiếp.
D. tránh mất nước.
Đáp án: D. tránh mất nước.
Giải thích: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là: tránh mất nước
Câu 3:Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:
A. Chế biến rau quả.
B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
C. Chế biến xirô.
D. Bảo quản rau, quả tươi.
Đáp án: B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
Giải thích: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình: Bảo quản lạnh rau, quả tươi. – SGK trang 130
Câu 4:Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản
A. hạt giống.
B. củ giống.
C. thóc, ngô.
D. rau, hoa, quả tươi.
Đáp án: D. rau, hoa, quả tươi.
Giải thích:Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản : rau, hoa, quả tươi – SGK trang 129
Câu 5:Có mấy dạng kho bảo quản thóc, ngô?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đáp án: D. 2
Giải thích:Có 2 dạng kho bảo quản thóc, ngô – Hình 42.2 SGK trang 127
Câu 6: Đặc điểm của nhà kho ?
A. Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.
B. Dưới sàn kho có gầm thông gió
C. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Giải thích: Đặc điểm của nhà kho: Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh. Dưới sàn kho có gầm thông gió. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô – SGK trang 126
Câu 7: Loài sinh vật nào thường gây hại củ khoai lang?
A. Gián
B. Bọ xít
C. Bọ rùa
D. Bọ hà
Đáp án: D. Bọ hà
Giải thích: Loài sinh vật thường gây hại củ khoai lang: Bọ hà – Hình 42.5 SGK trang 129
Câu 8: Nhiệt độ kho bảo quản lạnh được điều chỉnh từ:
A. 0oC – 4oC
B. -1oC – 2oC
C. 0oC – 15oC
D. -5oC – 15oC
Đáp án: D. -50C – 150C
Giải thích: Nhiệt độ kho bảo quản lạnh được điều chỉnh từ: -5oC – 15oC– SGK trang 130
Câu 9:Sắn lát đạt độ khô cao là bao nhiêu để có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng:
A. Độ ẩm dưới 13%.
B. Độ ẩm dưới 25%.
C. Độ ẩm trên 13%.
D. Độ ẩm trên 25%.
Đáp án: A. Độ ẩm dưới 13%.
Giải thích: Sắn lát đạt độ khô cao có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng khi độ ẩm dưới 13% – SGK trang 129
Câu 10:Quy trình bảo quản sắn lát khô gồm:
A. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ – Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng
B. Thu hoạch (dỡ) –Làm sạch – Chặt cuống, gọt vỏ – Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng
C. Thu hoạch (dỡ) –Làm sạch – Chặt cuống, gọt vỏ – Thái lát – Làm khô – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Đóng gói – Sử dụng
D. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ – Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Đóng gói – Sử dụng
Đáp án: A. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ – Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng
Giải thích:Quy trình bảo quản sắn lát khô gồm: Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ – Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng – SGK trang 128