Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Câu 1: Loài nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang
a. Sứa
b. Thủy tức
c. Trùng sốt rét
d. San hô
Thủy tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang.
→ Đáp án c
Câu 2: Ruột khoang có đặc điểm nào
a. Sống trên cạn
b. Cấu tạo đơn bào
c. Cấu tạo đa bào
d. Cả a, b đúng
Ruột khoang sống trong nước, có cấu tạo đa bào.
→ Đáp án c
Câu 3: Ruột khoang sống
a. Tự dưỡng
b. Dị dưỡng
c. Tự dưỡng và dị dưỡng
d. Kí sinh
Ruột khoang có đời sống dị dưỡng, chúng là động vật ăn thịt.
→ Đáp án b
Câu 4: Ruột khoang tự vệ và tấn công bằng
a. Tế bào gai
b. Chân giả
c. Tế bào thần kinh
d. Tế bào sinh sản
Ruột khoang sống dị dưỡng, chúng tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
→ Đáp án a
Câu 5: Số lớp tế bào của thành cơ thể ruột khoang là
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Ruột khoang có thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng keo.
→ Đáp án b
Câu 6: Loài ruột khoang nào không di chuyển
a. San hô và sứa
b. Hải quỳ và thủy tức
c. San hô và hải quỳ
d. Sứa và thủy tức
San hô và hải quỳ sống bám, chúng không có khả năng di chuyển.
→ Đáp án c
Câu 7: Lợi ích của ruột khoang đem lại là
a. Làm thức ăn
b. Làm đồ trang sức
c. Làm vật liệu xây dựng
d. Tất cả các đáp án trên
Ruột khoang rất đa dạng và phong phú. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho con người như làm thức ăn, làm đồ trang sức, là vật liệu xây dựng…
→ Đáp án d
Câu 8: Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách
a. Sinh sản vô tính
b. Sinh sản hữu tính
c. Tái sinh
d. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Ruột khoang chủ yếu sinh sản vô tính đơn giản.
→ Đáp án a
Câu 9: Cơ thể ruột khoang
a. Đối xứng tỏa tròn
b. Đối xứng hai bên
c. Không đối xứng
d. Luôn biến đổi hình dạng
Cơ thể ruột khoang đối xứng tỏa tròn, phù hợp sống trong điều kiện môi trường nước.
→ Đáp án a
Câu 10: Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất
a. Hải quỳ
b. Thủy tức
c. Sứa
d. San hô
Hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.
→ Đáp án d