Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Câu 1: Loài nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm
a. Trai
b. Rươi
c. Hến
d. Ốc
Ngành Thân mềm rất đa dạng, phong phú như: trai, sò, ốc, hến, ngao, mực… và phân bố ở khắp các môi trường: biển, sông, ao, hồ, trên cạn
→ Đáp án b
Câu 2: Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp
a. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng
b. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi
c. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi
d. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ
Vỏ trai có 3 lớp là lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.
→ Đáp án d
Câu 3: Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai
a. Đầu vỏ
b. Đỉnh vỏ
c. Cơ khép vỏ (bản lề vỏ)
d. Đuôi vỏ
Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ
→ Đáp án c
Câu 4: Mài mặt ngoài vỏ trai ta thấy có mùi khét là do… bị cháy khét
a. Lớp xà cừ
b. Lớp sừng
c. Lớp đá vôi
d. Mang
Mài mặt ngoài trai ta thấy có mùi khét, vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng có thành phần là chất hữu cơ nên khi mài nóng, nó sẽ có mùi khét.
→ Đáp án b
Câu 5: Trai tự vệ nhờ
a. Di chuyển nhanh
b. Ẩn nấp trong môi trường bùn
c. Có lớp vỏ cứng
d. Cả b và c đúng
Thuộc ngành Thân mềm, với cơ thể là thân mềm và không có cơ quan tự vệ nên trai tự vệ bằng cách xây cho mình lớp vỏ vững chắc và màu vỏ giống màu môi trường sống để lẩn tránh kẻ thù.
→ Đáp án d
Câu 6: Trai lấy mồi ăn bằng cách
a. Dùng chân giả bắt lấy con mồi
b. Lọc nước
c. Kí sinh trong cơ thể vật chủ
d. Tấn công làm tê liệt con mồi
Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào
→ Đáp án b
Câu 7: Trai lọc nước
a. 10 lít một ngày đêm
b. 20 lít một ngày đêm
c. 30 lít một ngày đêm
d. 40 lít một ngày đêm
Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày đêm
→ Đáp án d
Câu 8: Trai di chuyển được là nhờ
a. Chân trai thò ra thụt vào
b. Động tác đóng mở vỏ trai
c. Hình thành chân giả
d. Cả a và b đúng
Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.
→ Đáp án d
Câu 9: Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá để
a. Lấy thức ăn
b. Lẩn trốn kẻ thù
c. Phát tán nòi giống
d. Kí sinh
Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da và mang cá một vài tuần giúp ấu trùng phát triển, phát tán nòi giống đi khắp nơi.
→ Đáp án c
Câu 10: Ngọc trai được tạo thành ở
a. Lớp sừng
b. Lớp xà cừ
c. Thân
d. Ống thoát
Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai.
→ Đáp án b