I. Lý thuyết & trắc nghiệm theo bài

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Lý thuyết

1. Phương pháp

Ta trình bày phép chia tương tự như cách chia các số tự nhiên. Với hai đa thức A và B của một biến, B≠0 tồn tại duy nhất hai đa thức Q và R sao cho:

A = B.Q + R, với R=0 hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B.

   Nếu R=0, ta được phép chia hết.

   Nếu R≠0, ta được phép chia có dư.

Ví dụ: Sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến rồi làm phép chia:

a, ( x3 – 7x + 3 – x2 ):( x – 3 ).

b, ( 5x3 + 7 – 3x2 ):( x2 + 1 ).

Hướng dẫn:

a) Ta có:

Khi đó ta có: ( x3 – 7x + 3 – x2 ) = ( x – 3 ).( x2 + 2x – 1 )

b) Ta có

Khi đó ta có ( 5x3 + 7 – 3x2 ) = ( x2 + 1 )( 5x – 3 ) – 5x + 10.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Thực hiện các phép chia

a, ( 2x3 – 26x – 24 ):( x2 + 4x + 3 )

b, ( x3 – 9x2 + 28x – 30 ):( x – 3 )

Hướng dẫn:

a) Ta có phép chia

Vậy ( 2x3 – 26x – 24 ) = ( x2 + 4x + 3 )( 2x – 8 )

b) Ta có phép chia

Vậy ( x3 – 9x2 + 28x – 30 ) = ( x – 3 )( x2 – 6x + 10 )

Bài 2: Tính nhanh các phép chia sau:

a, ( x6 + 2x3y2 + y4 ):( x3 + y2 )

b, ( 625x4 – 1 ):[ ( 5x + 1 )( 5x – 1 ) ]

Hướng dẫn:

a) Ta có ( x6 + 2x3y2 + y4 ):( x3 + y2 ) = ( x3 + y2 )2🙁 x3 + y2 ) = ( x3 + y2 )

Vậy ( x6 + 2x3y2 + y4 ):( x3 + y2 ) = ( x3 + y2 )

b) Ta có ( 625x4 – 1 ):[ ( 5x + 1 )( 5x – 1 ) ] = [ ( 25x2 – 1 )( 25x2 + 1 ) ]:( 25x2 – 1 ) = ( 25x2 + 1 )

Vậy ( 625x4 – 1 ):[ ( 5x + 1 )( 5x – 1 ) ] = ( 25x2 + 1 )

Bài 3: Tìm các số nguyên n để giá trị của biểu thức n3 + 6n2 -7n + 4 chia hết cho giá trị của biểu thức n – 2.

Hướng dẫn:

Ở đây, ta có thực hiện đặt phép chia như câu 1 để tìm số dư và tìm điều kiện giá trị của n để thỏa mãn đề bài. Nhưng bài này ta làm cách biến đổi như sau:

Ta có n3 + 6n2 -7n + 4 = ( n3 – 3n2.2 + 3.n.22 – 8 ) + 12n2 – 19n + 12

= ( n – 2 )3 + 12n( n – 2 ) + 5( n – 2 ) + 22

Khi đó ta có: (n3 + 6n2 – 7n + 4)/(n – 2) = ( n – 2 )2 + 12n + 5 + 22/(n – 2)

Để giá trị của biểu thức n3 + 6n2 -7n + 4 chia hết cho giá trị của biểu thức n – 2.

⇔ ( n – 2 ) ∈ UCLN( 22 ) = {± 1; ± 2; ± 11; ± 22 }

⇒ n ∈ {- 20; – 9; 0; 1; 3; 4; 13; 24 }

Vậy các giá trị nguyên của n cần tìm là n ∈ { – 20; – 9; 0; 1; 3; 4; 13; 24 }

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1068

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống