Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Với Tìm vị trí của một điểm để tổng hai đoạn thẳng ngắn nhất môn Toán lớp 8 phần Hình học sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từ đó biết cách làm các dạng bài tập Toán lớp 8 Chương 1: Tứ giác để đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 8.
A. Phương pháp giải
1. Vẽ thêm điểm đối xứng qua trục.
2. Áp dụng tính chất hai hình đối xứng qua một trục.
3. Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho hai điểm A, B nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d. Gọi B’ là điểm đối xứng của B qua đường thẳng d. Tìm trên đường thẳng d điểm M sao cho tổng MA + MB nhỏ nhất.
Giải
B’ là điểm đối xứng của B qua đường thẳng d, B’ cố định.
Ta có MB = MB’ (tính chất đối xứng trục).
Xét tam giác AMB’ ta có MA + MB’ ≥ AB’.
Do đó MA + MB ≥ AB’.
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi A, M, B’ thẳng hàng theo thứ tự đó hay M là giao điểm của đoạn AB’ và đường thẳng d.
Vậy khi
Ví dụ 2. Trên tia phân giác góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC, lấy điểm M (M khác C). So sánh MA + MB và AC + BC
Giải
Trên tia đối của tia CB lấy điểm A’ sao cho CA = CA’.
Khi đó ta có tam giác CAA’ cân tại C có CM là phân giác
Từ đó ta có: MA = MA’.
Nên MA + MB = MA’ + MB.
Xét tam giác MA’B có MA’ + MB > A’B ⇒ MA + MB > A’C + BC.
Hay MA + MB > AC + BC (vì CA = CA’).
Ví dụ 3. Cho hai điểm A, B thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d. Gọi C là điểm đối xứng với A qua d và D là giao điểm của d với đoạn thẳng BC. Vẽ điểm E bất kì trên d (E khác D). Chứng minh rằng AD + DB < AE + EB.
Giải
Vì C đối xứng với A qua d nên DA = DC, EA = EC. Nên
AD + DB = CD + DB = CB. (1)
AE + EB = CE + EB. (2)
Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác BCE ta có CB < CE + EB. (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra AD+DB<AE+EB.
Ví dụ 4. Cho tứ giác ABCD có góc ngoài tại đỉnh C bằng góc ACB. Chứng minh rằng
AB + BD > AC + CD.
Giải
Vẽ điểm E đối xứng với điểm A qua trục BC, do C đối xứng với C qua trục BC nên
Do đó DE = DC + CE. (1)
Vì E đối xứng với A qua BC nên
CA = CE (2)
AB = BE. (3)
Từ (1) và (2) suy ra DE = DC + AC. (*)
Từ (3) suy ra AB + BD = BD + BE. (4)
Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác BDE ta được BD+BE >DE. (5)
Từ (4) và (5) suy ra AB + BD > DE (**)
Từ (*) và (**) suy ra AB + BD > AC + CD.
Ví dụ 5. Trên đường phân giác ngoài ở đỉnh C của tam giác ABC, lấy điểm M khác C. Chứng minh rằng AC + CB < AM + MB.
Giải
Gọi d là đường phân giác của góc ngoài tại đỉnh C.
Vẽ thêm điểm E đối xứng với điểm A qua d bằng cách, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = CA ta được tam giác CAE cân tại C có d là phân giác của góc ở đỉnh nên d là đường trung trực của AE, do đó MA = ME.
Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác MBE, ta được:
MA + MB = ME + MB > BE = CE + CB = CA + CB.
Vậy AC + CB < AM + MB.