Chương 1: Cơ học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

I. ĐO ĐỘ DÀI

1. Đo độ dài là gì?

Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.

2. Đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m).

Ngoài ra còn dùng:

– Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).

         1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m

– Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).

         1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m

– Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)

         1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

– Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

3. Đo độ dài

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

   Mọi thước đo độ dài đều có:

– Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

4. Cách đo độ dài

– Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

– Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).

– Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.

– Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật).

5. Cách ghi kết quả đo chính xác

   + Kết quả thu được phải là bội số của ĐCNN và có cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.

   + Phần thập phân của ĐCNN có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của kết quả đo cũng có bấy nhiêu chữ số.

II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

– Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.

– Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít ( )

Ngoài ra còn dùng: Đềximét khối (dm3), Xentimét khối (cm3) = 1 cc, Milimét khối (mm3), Mililít (ml)

   1l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc

   1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 = 1000000000 mm3 = 1000000 ml = 1000000 cc

– Để đo thể tích chất lỏng ta dùng các bình có các vạch chia (gọi là bình chia độ), ca đong hay can…

– Trên mỗi bình chia độ đều có:

      + Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

      + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

– Cách đo thể tích

Muốn đo thể tích chất lỏng cho chính xác ta tuân theo các bước sau:

– Ước lượng thể tích cần đo.

– Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

– Đặt bình chia độ thẳng đứng.

– Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

III. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC

– Dùng bình chia độ: Đổ một lượng chất lỏng có thể tích V1 đủ để nhấn chìm vật rắn, thả chìm vật rắn vào bình chia độ, nước trong bình dâng lên tới thể tích V2

⇒ Thể tích của vật bằng: VV = V2 – V1

– Dùng bình tràn (thường sử dụng phương pháp bình tràn khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ): Đổ đầy nước vào bình tràn, thả vật rắn vào trong bình tràn, lượng nước tràn ra bằng thể tích của vật. Đo thể tích lượng nước tràn ra ⇒ Thể tích của vật.

IV. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG

– Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.

– Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị.

– Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế Pháp.

* Để đo khối lượng người ta dùng cân. Một số cân thường dùng là : Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van…

* Trên mỗi cân đều ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).

– Giới hạn đo là số ghi lớn nhất trên cân.

– Độ chia nhỏ nhất là hiệu hai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp.

* Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật:

      + Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.

      + Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

      + Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

– Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp.

* Cách đo khối lượng

Muốn đo khối lượng của một vật cho chính xác ta cần:

– Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp.

– Điều chỉnh kim chỉ vạch số 0 trước khi cân.

– Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách.

– Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

V. LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG- TÁC DỤNG CỦA LỰC

– Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

– Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực.

– Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.

– Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

– Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc cả hai (tức vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng).

Lưu ý:

      + Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng).

      + Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

VI. TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ CỦA LỰC

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

– Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

– Trọng lực có:

      + Phương thẳng đứng.

      + Chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất).

– Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu tơn, ký hiệu là N.

– Trọng lượng (ký hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Lưu ý:

      + Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất.

      + Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần.

VII. LỰC ĐÀN HỒI

– Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi vật có tính chất đàn hồi bị biến dạng. Độ biến dạng của vật càng lớn, lực đàn hồi càng lớn.

– Lực đàn hồi của lò xo:

      + Lò xo là một vật có tính chất đàn hồi.

      + Sau khi nén hoặc kéo dãn nó, nếu buông ra, chiều dài của nó sẽ trở lại bằng chiều dài tự nhiên.

      + Độ biến dạng của lò xo:

Trong đó:

      + Chiều dài ban đầu của nó là

.

      + Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là .

– Khi bị nén hoặc kéo dãn, nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó.

– Độ biến dạng càng lớn lực đàn hồi càng lớn.

Chú ý: Nếu kéo dãn lò xo quá mức thì lò xo sẽ không thể trở lại trạng thái ban đầu.

VIII. LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC – TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

– Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực.

– Muốn đo lực bằng lực kế được chính xác ta cần lưu ý các điều sau:

      + Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.

      + Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo (điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0).

      + Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế, cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo hướng của lực cần đo.

      + Đọc và ghi kết quả đúng quy định (đọc giá trị của vạch chia gần nhất với kim chỉ thị).

– Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:

         P = 10.m

Trong đó:

   m là khối lượng của vật (kg)

   P là trọng lượng của vật hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật (N)

IX. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ TRỌNG LƯỢNG RIÊNG

– Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

– Công thức tính khối lượng riêng

Trong đó:

   m là khối lượng của vật (kg)

   V là thể tích của vật (m3)

   D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3)

Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3).

– Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

– Công thức tính trọng lượng riêng

Trong đó:

   P là trọng lượng của vật (N)

   V là thể tích của vật (m3)

   d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3)

– Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng

Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:

Ta có:

X. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

– Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.

– Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

1. Mặt phẳng nghiêng

– Mặt phẳng nghiêng là một mặt phẳng được đặt có độ nghiêng so với mặt đất.

– Tác dụng của mặt phẳng nghiêng

      + Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

      + Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.

Lưu ý: Đường đi trên mặt phẳng nghiêng không phải là chỉ trên một đường thẳng mà có thể là trên những đường ngoằn ngoèo hay những đường gấp khúc.

2. Đòn bẩy

– Mỗi đòn bẩy đều có:

      + Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.

      + Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.

– Nếu:

      + OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy cho lợi về lực.

      + OO2 < OO1 thì F2 > F1: Đòn bẩy cho lợi về đường đi.

Lưu ý: Khi bỏ qua khối lượng của đòn bẩy thì nếu OO2 nhỏ hơn OO1 bao nhiêu lần thì F2 cũng nhỏ hơn F1 bấy nhiêu lần.

3. Ròng rọc

– Ròng rọc là một bánh xe, dễ dàng quay được quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo.

– Các loại ròng rọc

– Ròng rọc cố định (hình a)

   Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định.

– Ròng rọc động (hình b)

   Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay chuyển động. Khi kéo dây không những ròng rọc quay quanh trục của nó mà còn di chuyển cùng với vật.

– Tác dụng của ròng rọc

      + Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).

      + Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

Lưu ý

Để phát huy tác dụng của ròng rọc người ta thường sử dụng một hệ thống gồm cả ròng rọc cố định và cả ròng rọc động, hệ thống đó gọi là Palăng.

Trong 1 Palăng có thể có hai hay nhiều ròng rọc cố định và nhiều ròng rọc động.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

A. 7,1 cm      B. 7,2 cm

C. 6,2 cm      D. 6,4 cm

Vậy chiều dài của bút chì là:

⇒ Đáp án B

Bài 2: Một học sinh dùng đúng loại thước và ghi đúng kết quả chiều dài chiếc bàn học là 1253 mm. Hỏi thước mà bạn học sinh đó dùng có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

A. GHĐ 1,2 m; ĐCNN 1 mm

B. GHĐ > 1253 mm; ĐCNN 3 mm

C. GHĐ 1 m; ĐCNN 0,5 mm

D. GHĐ > 1253 mm; ĐCNN 1 mm

– Chiều dài của bàn là 1253 mm ⇒ GHĐ > 1253 mm

– Kết quả phép đo phải là bội của ĐCNN và ĐCNN càng nhỏ thì phép đo càng chính xác ⇒ Đáp án D

Bài 3: Trên một can nhựa, nhà sản xuất có ghi 3 lít. Con số này có nghĩa là:

A. Can đựng ít nhất là 3 lít

B. GHĐ của can là 3 lít

C. ĐCNN của can là 3 lít

D. Vừa là ĐCNN vừa là GHĐ của can

Con số 3 lít ghi trên can nhựa biểu thị GHĐ của can ⇒ Đáp án B

Bài 4: Một bình chia độ chứa nước ở vạch 50 cm3, sau khi thả một viên bi vào thì mực nước dâng lên 54cm3, vậy thể tích viên bi là:

A. 4 cm3      B. 0,4 cm3

C. 50 cm3      D. 54 cm3

Thể tích nước dâng lên thêm bằng thể tích viên bi

⇒ Thể tích viên bi là 54 – 50 = 4 cm3 ⇒ Đáp án A

Bài 5: Mang vác vật 10 kg có cảm giác nặng hơn mang vác vật 5 kg là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Vì khi mang vật 10 kg, người mang vác bị mặt đất đẩy ít hơn.

B. Vì vật 10 kg có thể tích lớn hơn.

C. Vì vật 10 kg có khối lượng riêng lớn hơn.

D. Vì trọng lượng lớn hơn nên vật 10 kg sẽ đè lên vai mạnh hơn, ta có cảm giác nặng hơn.

Mang vác vật 10 kg có cảm giác nặng hơn mang vác vật 5 kg là do trọng lượng lớn hơn nên vật 10 kg sẽ đè lên vai mạnh hơn, ta có cảm giác nặng hơn.

⇒ Đáp án D

Bài 6: Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.

B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau.

C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.

D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.

Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau và cùng tác dụng vào một vật ⇒ Đáp án C

Bài 7: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực nam châm hút đinh sắt.

B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.

C. Lực hút của Trái Đất.

D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.

Khi có sự biến dạng đàn hồi thì sinh ra lực đàn hồi. Dây cung bị biến dạng đàn hồi nên lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi là lực đàn hồi.

⇒ Đáp án B

Bài 8: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.

B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.

C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.

Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt là lực hút của nam châm lên bi sắt, không phải là lực hút của Trái Đất lên bi ⇒ Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt không phải là trọng lực ⇒ Đáp án D

Bài 9: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Tất cả đáp án trên.

Lực có thể gây ra những tác dụng: làm vật biến đổi chuyển động, làm vật biến dạng, hoặc đồng thời cả biến dạng và biến đổi chuyển động ⇒ Đáp án D

Bài 10: Một con voi nặng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là:

A. 250 N      B. 25 N

C. 25000 N      D. 2500 N

Trọng lượng của con voi có khối lượng 2,5 tấn = 2500 kg là:

P = 10. M = 10.2500 = 25000 N ⇒ Đáp án C

Bài 11: Một vật đặc có khối lượng là 8000g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?

A. 4 N/m3      B. 40 N/m3

C. 4000 N/m3      D. 40000 N/m3

Đổi m = 8000g = 8 kg; 2 dm3 = 0,002 m3

Trọng lượng riêng:

⇒ Đáp án D

Bài 12: Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích 1,25 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hỏa.

B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.

C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.

D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hỏa.

Công thức tính khối lượng riêng:

Ta có: ⇒ Đáp án B

Bài 13: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?

A. Cái búa nhổ đinh

B. Cái bấm móng tay

C. Cái thước dây

D. Cái kìm

– Búa nhổ đinh, bấm móng tay, kìm hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy.

– Thước dây không phải là máy cơ đơn giản.

⇒ Đáp án C

Bài 14: Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào sau đây?

A. Mặt phẳng nghiêng

B. Đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy

D. Không thể là ví dụ về máy cơ đơn giản.

Đường đèo qua núi thường ngoằn ngoèo và dốc (nghiêng) ⇒ đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản mặt phẳng nghiêng ⇒ Đáp án A.

Bài 15: Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu hoặc palăng nhằm mục đích có lợi về lực. Các dụng cụ đó dựa trên nguyên tắc của:

A. Đòn bẩy

B. Mặt phẳng nghiêng

C. Ròng rọc

D. Cả A, B, C đều đúng

– Cần cẩu dựa trên nguyên tắc đòn bẩy.

– Palăng là hệ thống các ròng rọc.

⇒ Đáp án D

Bài 16: Chọn câu trả lời đúng. Khi chèo thuyền bằng mái chèo, khoảng cách từ điểm tay cầm chèo đến điểm buộc mái chèo thường ngắn hơn từ điểm buộc mái chèo đến đầu mái chèo để:

A. Người chèo thuyền ít bị mệt khi chèo thuyền.

B. Chèo thuyền đi nhanh hơn.

C. Người chèo thuyền có thể cầm được tay chèo.

D. Để dễ dàng điều khiển mái chèo.

Mái chèo giống như một đòn bẩy nên khoảng cách từ điểm tay cầm chèo đến điểm buộc mái chèo thường ngắn hơn từ điểm buộc mái chèo đến đầu mái chèo ⇒ tay dùng một lực nhỏ nhưng có thể tạo ra một lực lớn hơn để tác dụng vào nước ⇒ người chèo thuyền ít bị mệt khi chèo thuyền ⇒ Đáp án A.

Bài 17: Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân Robecvan để đo khối lượng của sỏi, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g. Khối lượng của sỏi là:

A. 200 g      B. 215 g      C. 15 g      D. 185 g

Khối lượng viên sỏi m = 200 – 15 = 185 g ⇒ Đáp án D

Bài 18: Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ:

A. thể tích của hộp mứt

B. khối lượng của mứt trong hộp

C. sức nặng của hộp mứt

D. số lượng mứt trong hộp

Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ khối lượng của mứt trong hộp.

⇒ Đáp án B

Bài 19: Một vật có khối lượng m = 200g được treo thẳng đứng vào đầu dưới của một lò xo, đầu trên của lò xo được treo vào một điểm cố định. Chọn câu trả lời sai:

A. Trọng lực P và lực đàn hồi F cùng phương, cùng chiều và cùng cường độ 2N.

B. Trọng lượng P và lực đàn hồi F cùng phương, ngược chiều và cùng cường độ 2N.

C. Cường độ của lực đàn hồi là 2N.

D. Các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực P và lực đàn hồi F.

– Trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, độ lớn là P = 10.m = 10.0,2 = 2N.

– Vì treo vật vào làm dãn lò xo ⇒ lực đàn hồi là lực kéo. Nếu tác dụng vào vật thì hướng lên, nếu tác dụng vào điểm treo thì hướng xuống và đều có độ lớn F = P = 10.m = 2N ⇒ A sai ⇒ Chọn A

Bài 20: Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt đã tác dụng lực:

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của trái banh.

B. Làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó.

C. Chỉ làm biến dạng trái banh.

D. Các hiện tượng trên đều sai.

Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt đã tác dụng lực làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó.

⇒ Đáp án B

C. Tự luận

Bài 1: Một hộp làm bằng sắt có kích thước là 5cm x 3cm x 2cm. Hỏi nếu thả vật đó vào bình tràn thì lượng nước tràn ra có thể tích là bao nhiêu?

Thể tích của nước tràn ra chính bằng thể tích của vật:

Vvật = dài. rộng.chiều cao = 5.3.2 = 30 (cm3)

Bài 2: Người ta thả một vật không thấm nước vào trong một bình chia độ thì thấy phần chìm chiếm thể tích của vật. Hỏi thể tích của vật là bao nhiêu? Biết mực nước trong bình khi chưa thả vật và khi thả vật ở các vạch tương ứng là 100 cm3 và 160 cm3.

Thể tích phần chìm của vật là; Vchìm = 160 – 100 = 60 (cm3) (1)

Bài 3: Khi cân một bao sỏi bằng cân Robecvan, một nhóm học sinh đã đặt 2 quả cân 2kg, 1 quả cân 500g và 1 quả cân 200g vào đĩa cân bên phải thì cân vẫn mất thăng bằng. Nhưng khi đặt 1 quả cân 50g vào đĩa cân bên trái có bao sỏi thì cân thăng bằng. Hỏi khối lượng của bao sỏi là bao nhiêu?

Khối lượng của các quả cân ở đĩa bên phải là:

mphải = 2.2 + 1.0,5 + 1.0,2 = 2,7 (kg)

Khối lượng của bao sỏi và quả cân ở đĩa bên trái là:

mtrái = mbao sỏi + 0,05 (kg)

Khi cân thăng bằng thì: mtrái = mphải

⇔ mbao sỏi + 0,05 = 2,7

⇒ mbao sỏi = 2,7 – 0,05 = 2,65 (kg)

Bài 4: Một người ở trên Trái Đất có khối lượng 72 kg. Hỏi khi lên Mặt Trăng lực hút của Mặt Trăng tác dụng lên người đó là bao nhiêu?

Trọng lượng của người đó khi ở trên Trái Đất là:

P = 10.m = 10.72 = 720 N

Khi đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó sẽ giảm đi 6 lần nên trọng lượng của người đó khi ở trên Mặt Trăng là:

Bài 5: Chiều dài của lò xo khi ta treo một quả cầu là = 30 cm. Còn chiều dài của nó khi ta treo 5 quả cầu giống hệt thế là = 38 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo (khi chưa treo vật) là bao nhiêu?

– Gọi lần lượt là độ biến dạng của lò xo khi treo 1 quả cầu và thêm 4 quả cầu (tức là treo 5 quả cầu).

Bài 6: Dùng một mặt phẳng nghiêng để nâng một vật nặng 100kg lên cao 2m một người phải kéo một lực có độ lớn ít nhất là 500N. Hãy so sánh lực cần phải kéo vật khi dùng mặt phẳng nghiêng và khi không dùng mặt phẳng nghiêng. Trường hợp nào phải dùng lực lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?

– Lực cần kéo vật khi không dùng mặt phẳng nghiêng là:

Fkéo = 10.m = 10.100 = 1000 N

– Lực cần kéo vật khi dùng mặt phẳng nghiêng là:

Fkéo/MPN = 500 N

– Ta có: ⇒ Fkéo = 2.Fkéo/MPN

Vậy khi không dùng mặt phẳng nghiêng ta phải dùng một lực lớn hơn và lớn hơn 2 lần.

Bài 7: Người ta đổ nửa kg đường vào trong bình chia độ đựng 2 lít nước. Sau khi hòa tan hết, mực nước đường trong bình chia độ tăng thêm 50 cm3. Hỏi trọng lượng riêng của nước đường là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

Thể tích của hai lít nước là:

VN = 2 lít = 2 dm3 = 0,002 m3

Khối lượng của đường và nước là:

mĐ = 0,5 kg

mN = DN.VN = 1000.0,002 = 2 (kg)

⇒ m = mĐ + mN = 0,5 + 2 = 2,5 (kg)

Thể tích của hỗn hợp nước đường là:

V = 0,002 + 0,00005 = 0,00205 (m3)

Trọng lượng riêng của nước đường là:

Bài 8: Khối lượng vật A lớn hơn khối lượng vật B 2 lần nhưng thể tích vật A lại nhỏ hơn thể tích vật B 3 lần. Hỏi khối lượng riêng của vật nào nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần?

– Gọi DA, mA, VA và DB, mB, VB lần lượt là khối lượng riêng, khối lượng, thể tích của vật A và vật B.

– Ta có: VB = 3.VA và mA = 2.mB.

– Khối lượng riêng của hai vật là:

⇒ DA = 6.DB

Bài 9: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay đổi quả nặng trên bằng quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm. Lực đàn hồi của lò xo trong trường hợp này là bao nhiêu?

m1 = 100 g = 0,1 kg

– Trong lượng của quả nặng có khối lượng m1 là: P = 10.m1 = 10.0,1 = 1N

– Khi treo quả nặng m1 vào lò xo, lúc cân bằng lực đàn hồi tác dụng lên vật lực

F1 = P1 = 1 N

– Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo nên:

Vậy lực đàn hồi của lò xo trong trường hợp này có độ lớn là 3N

Bài 10: Người ta dùng một xà beng để nhổ một cây đinh cắm sâu vào gỗ (hình vẽ). Khi tác dụng một lực F = 100N vuông góc với OB tại đầu B ta sẽ nhổ được đinh. Tính lực giữ của gỗ vào đinh lúc này.

Gọi Fc là lực cản của gỗ.

Theo quy tắc cân bằng của đòn bẩy ta có:

Fc.OA = F.OB ⇒ Fc = = F.10 = 100.10 = 1000 N

Vậy lực giữ của gỗ vào đinh lúc này là 1000 N

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 966

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống