Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
A. Lý thuyết
1. Nhân hai số nguyên dương
Ví dụ:
2.5 = 10, 7.3 = 21
6.5 = 30, 4.10 = 40
2. Nhân hai số nguyên âm
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ví dụ:
(-4).(-25) = 4.25 = 100
(-3).(-4) = 3.4 = 12
(-3).(-5) = 3.5 = 15
Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị của chúng rồi đặt dấu “+” trước kết quả của chúng.
3. Kết luận
• a.0 = 0.a = 0
• Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a|.|b|
• Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a|.|b|)
Chú ý:
• Cách nhận biết dấu của tích:
(+).(+) → (+)
(+).(-) → (-)
(-).(+) → (-)
(-).(-) → (+)
• a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.
• Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
Ví dụ:
(-4).(-5) = 4.5 = 20
3.(-9) = -(3.9) = -27
B. Trắc nghiệm & Tự luận
Câu 1: Tính (-42).(-5) được kết quả là:
A. -210 B. 210 C. -47 D. 37
Ta có: (-42).(-5) = |-42|.|-5| = 42.5 = 210
Chọn đáp án B.
Câu 2: Chọn câu đúng
A. (-20).(-5) = -100 B. (-50).(-12) = 600
C. (-18).25 = -400 D. 11.(-11) = -1111
• (-20).(-5) = 100 nên A sai.
• (-50).(-12) = 600 nên B đúng.
• (-18).25 = -(18.25) = -450 ≠ -400 nên C sai.
• 11.(-11) = -121 ≠ -1111 nên D sai.
Chọn đáp án B.
Câu 3: Chọn câu sai:
A. (-19).(-7) > 0 B. 3.(-121) < 0
C. 45.(-11) < -500 D. 46.(-11) < -500
• (-19).(-7) > 0, A đúng vì tích hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương.
• 3.(-121) < 0, B đúng vì tích hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.
• 45.(-11) = -465 > -500 nên C sai.
• 46.(-11) = -506 < -500 nên D đúng.
Chọn đáp án C.
Câu 4: Khi x = 12, giá trị của biểu thức (x – 8).(x + 7) là số nào trong bốn số sau:
A. -100 B. 100 C. -96 D. -196
Thay x = 12 vào biểu thức (x – 8).(x + 7) ta được:
(-12 – 8).(-12 + 7) = (-20).(-5) = 20.5 = 100
Chọn đáp án B.
Câu 5: Tích (-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3) bằng:
A. 38 B. -37 C. 37 D. (-3)8
Ta có: (-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3).(-3) = (-3)7 = -37
Chọn đáp án B.
II. Bài tập tự luận
Câu 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) (-15).(-4) b) (-20).(-6) c) 20.7
a) Ta có: (-15).(-4) = +(15.4) = 60
b) Ta có: (-20).(-6) = +(20.6) = 120
c) Ta có: 20.7 = 140
Câu 2: So sánh
a) (-14).(-10) và 7.20
b) (-81).(-8) và 10.24
a) Ta có: (-14).(-10) = +(14.10) = 140
Mà 7.20 = 140
Khi đó: (-14).(-10) = 7.20
b) Ta có: (-81).(-8) = +(81.8) = 648
Mà 10.24 = 240
Khi đó (-81).(-8) > 10.24