Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
A. Lý thuyết
1. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
• Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
Ví dụ: (-29) + (+29) = 0
• Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ: (-89) + 69 = -(89 – 69) = -20
2. Ví dụ
Ví dụ:
Ta có: (+90) + (-80) = +(90 – 80) = 10
(-35) + (+25) = -(35 – 25) = -10
(+40) + (-15) = +(40 – 15) = 25
B. Trắc nghiệm & Tự luận
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Kết quả của phép tính (-50) + 30 là:
A. -20 B. 20 C. -30 D. 80
Ta có: (-50) + 30 = -(50 – 30) = -20
Chọn đáp án A.
Câu 2: Số nguyên nào dưới dây là kết quả của phép tính 52 + (-122)?
A. -70 B. 70 C. 60 D. -60
Ta có: 52 + (-122) = -(122 – 52) = -70
Chọn đáp án A.
Câu 3: Tính (-909) + 909
A. 1818 B. 1 C. 0 D. -1818
Ta có (-909) + 909 = 0
Chọn đáp án C.
Câu 4: Tổng của số -19091 và 999
A. -19082 B. 18092 C. -18092 D. -18093
Ta có: -19091 + 999 = -(19091 – 999) = -18092
Chọn đáp án C.
Câu 5: Giá trị nào của x thỏa mãn x – 589 = (-335)
A. x = -452 B. x = -254 C. x = 542 D. x = 254
Ta có: x – 589 = (-335)
⇔ x = (-335) + 589
⇔ x = +(589 – 335)
⇔ x = 254
Chọn đáp án D.
II. Bài tập tự luận
Câu 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) (+30) + (-19) b) (-15) + (+8) c) (+80) + (-120)
a) Ta có: (+30) + (-19) = +(30 – 19) = 11
b) Ta có: (-15) + (+8) = -(15 – 8) = -7
c) Ta có: (+80) + (-120) = -(120 – 80) = -40
Câu 2: Nhà toán học Py-ta-go sinh năm 570 trước Công nguyên. Nhà toán học Việt Nam Lương Thế Vinh sinh sau Py-ta-go 2011 năm. Vậy ông Lương Thế Vinh sinh năm nào?
Theo bài ra ta có:
+ Py – ta – go sinh năm -570
+ Lương Thế Vinh sinh sau Py – ta – go là 2011 năm.
Vậy Lương Thế Vinh sinh năm: (-570) + 2011 = (2011 – 570) = 1441