Người công dân – Tuần 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Người công dân – Tuần 20

Soạn bài: Mở rộng vốn từ Công dân

Câu 1 (trang 18 sgk Tiếng Việt 5): Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân”?

a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước.

b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

c) Người lao động chân tay làm cong ăn lương.

Trả lời:

Dòng b) nêu đúng nghĩa của từ “công dân”.

Câu 2 (trang 18 sgk Tiếng Việt 5): Xếp những từ chứa tiếng “công” cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm.

Trả lời:

a) Công có nghĩa là “của nhà nước. của chung”: công dân, công cộng, công chúng.

b) Công có nghĩa là không thiên vị: công bằng, công lí, công minh, công tâm.

c) Công có nghĩa là “thợ”, “khéo tay”: công nhân, công nghiệp, công nghệ.

Câu 3 (trang 18 sgk Tiếng Việt 5): Tìm trong các từ dưới đây những từ đồng nghĩa với “công dân”: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng.

Trả lời:

Những từ đồng nghĩa với từ công dân: nhân dân, dân chúng, dân.

Câu 4 (trang 18 sgk Tiếng Việt 5): Có thể thay từ “công dân” trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Vì sao?

Trả lời:

Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, khác với từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1184

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống