Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Ôn tập cuối học kì 1 – Tuần 18
Soạn bài: Ôn tập cuối học kì 1 – Tiết 2
Câu 1 (trang 173 sgk Tiếng Việt 5): Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Trả lời:
Đọc lại các bài tập và học thuộc các bài ở học kì 1
Khi đọc: Chú ý giọng đọc phù hợp với bài đọc; nhịp điệu nhanh, chậm khác nhau và ngắt giọng cho đúng nội dung câu văn, đoạn văn.
Câu 2 (trang 173 sgk Tiếng Việt 5): Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
Trả lời:
Câu 3 (trang 173 sgk Tiếng Việt 5): Trong hai bài thơ đã học ở chủ điểm Vì hạnh phúc con người, em thích câu thơ nào nhất? Hãy trình bày cái hay của những câu thơ ấy để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.
Trả lời:
– Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em thích các câu thơ:
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt gạo làng ta…
Các câu thơ cuối trong bài đã giúp em liên tưởng đến sự đóng góp công sức của người nông dân làm ra hạt gạo để nuôi quân đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Và cũng từ hạt gạo người nông dân làm ra đã góp phần nuôi sống mọi người, tạo nên xã hội ấm no và hạnh phúc. Vì thế nhà thơ Trần Đăng Khoa đã coi hạt gạo như: “Hạt vàng làng ta”. Sự so sánh ví von này thật hay và thật chính xác.
– Bài thơ Về ngôi nhà đang xây của nhà thơ Đồng Xuân Lan, em thích các câu thơ:
Bầy chim đi ăn về
Rót vào cửa sổ chưa sơn vài nốt nhạc
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.
Tác giả bài thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tạo nên những hình ảnh sinh động, làm cho ngôi nhà đang xây trở nên sống động, nên thơ và ấm cúng lạ thường:
Bầy chim đi ăn về
Rót vào của sổ chưa sơn vài nốt nhạc.
Đó là biểu hiện: “Đất lành chim đậu”. Người chưa đến ở, chim đã đến ở hót véo von. Rồi: Làn gió nào mang hương. Gió ùa về với bao hương thơm của đất trời, của sông núi cỏ cây. Ý thơ gợi lên sự ấm cúng, sự trù phú của đời sống con người ngày càng được nâng cao.