Soạn Tiếng Việt 5 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 109 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Xem tranh, nói với các bạn trong nhóm.

Tranh vẽ những gì?

      • Màu sắc cây cối, trời mây trong tranh thế nào?

      • Điều gì xảy ra nếu tất cả các cây xanh đều bị chặt phá?

Trả lời:

      • Tranh vẽ các bạn nhỏ đang chơi dưới một cây cao to. Trên cây có những chú chim làm tổ.

      • Trong tranh, cây cối xanh um tùm bầu trời quang đãng với đám mây trôi bồng bềnh. Từ phía xa, mặt trời đã dần nhô lên.

(Trang 109 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Chuyện một khu vườn nhỏ

(Trang 3 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích: săm soi, cầu viện

(Trang 110 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 4. Cùng luyện đọc

(Trang 110 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(Trang 110 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

(Trang 110 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

(Trang 111 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 3: Thu mời bạn lên ban công nhà mình để làm gì?

(Trang 111 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 4: Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” ý nói gì? Chọn ý đúng để trả lời:

a. Nơi đất lành thì chim chóc mới về làm tổ.

b. Nơi tốt đẹp, thanh bình, có nhiều người đến làm ăn, sinh sông.

c. Nơi có chim đậu là nơi đất lành.

Trả lời:

1. Bé Thu thích ra ban công để ngắm nhìn vườn cây và nghe ông giảng về từng loài cây.

2. Đặc điểm nổi bật của mỗi loại cây nhà Thu: Cây quỳnh giữ được nước nhờ lá dày; cây hoa ti gôn leo trèo và thò những cái râu mà ngọ nguậy theo gió; cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn chắc; cây đa Ân Độ liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt và xoè ra thành chiếc lá nâu rõ to khi đủ lớn.

3. Thu mời bạn lên ban công nhà mình để bạn xác nhận ban công nhà mình là vườn.

4. Em hiểu “đất lành chim đậu” ý nói là: b. Nơi tốt đẹp, thanh bình, có nhiều người đến làm ăn, sinh sống.

6. Tìm hiểu về đại từ xưng hô

(Trang 111 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 1: Điền các từ xưng hô được in đậm dưới đây vào cột thích hợp trong phiếu học tập

Ngày xưa, có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo.

Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

– Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ Bia giận dữ:

– Ta đẹp là do công cha mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

Trả lời:

Từ người nói dùng để tự chỉ mình Từ người nói dùng để chỉ người nghe Từ chỉ người hay vật được người nói nhắc tới
chúng tôi, ta chị, chị, các ngươi chúng

(Trang 111 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 2: Cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn truyện trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Trả lời:

Cách xưng hô của Cơm và Hơ Bia đã thể hiện thái độ:

      • Cơm: khiêm nhường, tôn trọng người nghe.

      • Hơ Bia: kiêu căng, khinh thường người nghe.

(Trang 111 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 3: Viết vào phiếu học tập những từ em dùng đê xưng hô:

      • Với thầy, cô

      • Với bố, mẹ

      • Với anh, chị, em

      • Với bạn bè

Trả lời:

Đối tượng giao tiếp Từ người nói dùng để chỉ mình Từ người nói dùng để chỉ người khác
Thầy giáo, cô giáo Em, con, trò Thầy, cô
Bố, mẹ con U, má, ba, bố, mẹ, bầm, tía
Anh, chị Em hoặc tên mình Anh, chị, anh hai, chị hai
Em nhỏ Anh, chị em
Bạn bè Tớ, mình bạn, cậu, tên của mình Bạn, cậu, đằng ấy

B. Hoạt động thực thành

(Trang 112 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 1:

Tìm các đại từ xưng hô trong đoạn truyện sau và viết vào vở:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

– Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à !

Rùa đáp:

– Anh đừng giểu tôi ! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn !

Thỏ ngạc nhiên:

– Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.

Trả lời

Những đại từ xưng hô trong đoạn truyện trên là:

Anh

Tôi

Ta

Chú em

(Trang 112 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 2: Trang 112 sách VNEN tiếng việt 5

Nhận xét thái độ, tình cảm của các nhân vật trong đoạn truyện ở bài tập 1 thể hiện qua đại từ xưng hô và viết vào phiếu học tập

Trả lời

Nhân vật Đại từ Thái độ
Rùa Tự xưng: Tôi Tự trọng
Gọi thỏ: Anh Lịch sự và đúng mực
Thỏ Tự xưng: Ta Kiêu căng, tự đắc
Gọi rùa: Chú em Coi thường, không tôn trọng người đối thoại

(Trang 113 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 3: Trang 113 sách VNEN tiếng việt 5

Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn: .

– …. và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “Kìa, cái trụ chống trời”. Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. Nó tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

– ….. cũng từng bay qua cái trụ đó. ….. cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà ….. thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.

Trả lời

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn: .

– Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “Kìa, cái trụ chống trời”. Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. Nó tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

– Tôi cũng từng bay qua cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà chúng ta thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.

(Trang 113 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 4: Trang 113 sách VNEN tiếng việt 5

Nghe thầy cô đọc và viết vào vở: Luật bảo vệ môi trường

Trả lời

Điều 3, khoản 3

“Hoạt động bảo vệ môi trường” là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với các sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

Sự cố: sự việc hoặc hiện tượng bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động.

(Trang 114 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 5: Trang 114 sách VNEN tiếng việt 5

Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng

a.

lắm lấm lương lửa
nắm nấm nương nửa

b.

trăn dân răn lượn
trăng dâng răng lượng

Trả lời

a.

lắm: lắm điều, lắm của lấm: lấm tấm, lấm bùn Lương: lương hưu, lương khô, lương thực, lương tâm lửa: ngọn lửa, khói lửa, lửa tình
nắm: nắm tay, nắm cơm, nắm đấm nấm: nấm hương, nấm rơm, nấm kim chi Nương: nương ngô, nương khoai, nương nhờ nửa: nửa đêm, nửa chừng

b.

Trăn: con trăn, trăn trở n Dân: dân làng, nhân dân, dân chủ, dân quân, dân dã Răn: răn dạy, khuyên răn, răn đe lượn: lượn lờ, bay lượn, chao lượ
Trăng: trăng khuyết, trăng tròn, trăng hoa Dâng: dâng trào, dâng tặng, dâng biếu Răng: răng cửa, răng sữa, răng sâu lượng: trọng lượng, lượng giác, độ lượng

(Trang 114 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 6: Trang 114 sách VNEN tiếng việt 5

Thi tìm từ nhanh:

a. Các từ láy âm đầu n

b. các từ gợi cảm âm thanh có âm cuối ng

Trả lời

a. Các từ láy có âm đầu “n” là: nao nao, nũng nịu, nô nức, náo nức, năn nỉ, nao núng, não nùng, não nề, non nớt, non nớt, nằng nặc, nôn nao, nết na, nặng nề, nức nở, nấn ná…

b. Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối “ng” là: : lang thang, làng nhàng, chàng màng, loáng thoáng, loạng choạng, thoang thoảng, chang chang, vang vang, sang sáng, trăng trắng, văng vẳng, bắng nhắng, lõng bõng, loong coong,…

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 114 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Hỏi người thân về cách trồng và chăm sóc cây ăn quả hoặc cây hoa

Trả lời

Cách trồng cây đu đủ

-Lựa chọn đu đủ cái ngay từ khi quả chín tự nhiên, chỉ lấy những hạt đen tuyền, chìm sâu tận đáy, loại những hạt lép, nổi sẽ đảm bảo cây cái vượt trội so với cây đực, những hạt cho cây đực còn lẫn sẽ cho cây đực khỏe, giao phấn tốt hoặc có thể điều khiển thành cây cái, cây lưỡng tính bằng cách cấn ngọn rễ cọc (hớt 1 phần 2 – 3cm thúc rễ chùm phát triển).

-Loại ngay những cây giống khẳng khiu, thân thẳng tắp, èo uột, lá ít xẻ thùy. Chỉ đào đánh tạo bầu hoặc nhổ cây sau khi làm ẩm đất để “hưởng cái” nếu phát hiện cây đực (bằng cấn ngọn rễ cọc như trên). Sau đó nhúng bầu đất hoặc rễ vào tro bếp hoai hả (tro xó bếp) để “hồ” kích rễ “ăn ra” (tuyệt đối không được nhúng vào bùn tươi hoặc phân hóa học sẽ gây thâm rễ thối mầm).

-Ra ngôi (trồng định vị) đu đủ cách gốc tối thiểu 3m để trưởng thành vừa khép tán, tránh “cây chạm lá” làm giảm năng suất và phẩm chất. Hố cần đào trước từ 10 – 15 ngày giúp đất hả, nỏ nâng cao điện ly giữa các hạt đất, sau khi ngấm nước trở lại sẽ giải phóng nhanh và nhiều khoáng dễ tiêu nuôi cây chóng “bốc”.

-“Nhử” rễ ăn ra bằng đất mầu tơi xốp (bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn trộn với phân hữu cơ hoai hả theo tỷ lệ 40% còn 10% là xỉ than đá nghiền thành bột và 10% là NPK vi sinh (nơi đất nghèo mầu).

-Những cây cao quá 2m cần được chặt ngọn, trộn hỗn hợp phân trên làm ướt bao kín ngọn bằng nilon (tốt hơn quấn bùn rơm úp nồi đất như kinh nghiệm cổ truyền) ắt sẽ phân nhiều nhánh lộc mới ra quả ngay. Chọn tối đa 3 nhánh lệch xa nhau để nuôi, đu đủ “hồi xuân” lại tiếp tục cho năng suất vượt trội.

-Trong mùa mưa bão cần tôn cao bóng tán để “nhử” rễ ăn lên, ấp đất cứng vào gốc. Nếu bị xiêu đổ cần dựng lại ngay thì rễ tái sinh nhanh, chắc gốc bền cây, liên tiếp cho bội thu.

   

Các chủ đề khác nhiều người xem

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 962

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống