Soạn Tiếng Việt 5 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 161 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Thi vẽ bức tranh về ngôi nhà mơ ước

Ví dụ:

(Trang 162 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2-3-4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc bài: “Về ngôi nhà đang xây”.

(Trang163 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(Trang 163 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1) Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?

(Trang 163 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (2) Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.

(Trang 163 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (3) Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sông động, gần gũi.

(Trang 163 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (4) Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước chúng ta?

Chọn ý đúng để trả lời:

a. Đất nước ta có nhiều ngôi nhà đẹp.

b. Đất nước ta đang phát triển và thay đổi hằng ngày, hằng giờ.

c. Đất nước ta ngổn ngang như một công trường xây dựng.

Trả lời:

1. Những chi tiết thể hiện một ngôi nhà đang xây: Giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề huơ huơ cái bay, mùi vôi vữa nồng hăng, còn nguyên màu vôi, gạch, cửa sổ chưa sơn, tường chưa trát vữa…

2. Những hình ảnh so sánh trong bài thơ đó là:

      • Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.

      • Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.

      • Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

      • Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên với trời xanh.

3. Những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sông động, gần gũi là:

      • Ngôi nhà: tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa, lớn lên với trời xanh.

      • Nắng: đứng ngủ quên trên những bức tường.

      • Làn gió: mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát.

4. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên:

Đâp án đúng là: b. Đất nước ta đang phát triển và thay đổi hằng ngày, hằng giờ.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 163 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.

Trả lời

Kể chuyện: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy mặc quần áo đẹp như đi hội. Mấy cô gái trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, già làng mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung – nghi thức đặc biệt dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc. Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Theo tục lệ, đó là lời thề của người lạ đến buôn. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Sau khi chém nhát dao,Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn.

Già Rok sờ tay lên vết chém, gật gù khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, tôi viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng hò reo cùng bật lên:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kia!

– A, chữ, chữ cô giáo! Đẹp quá!

=> Qua câu chuyện này ta thấy, cô giáo Y Hoa là người cô giáo tốt không quản khó khăn để đưa cái chữ đến với người dân vùng cao, vùng sâu vùng xa. Từ đó, giúp họ biết con chữ, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế.

(Trang 163 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2-3-4: Kể chuyện trong nhóm, thi kể chuyện trước lớp

(Trang 165 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Nhận xét về cách tả hoạt động trong bài văn tả người

Đọc đoạn văn sau: Công nhân sửa đường (trang 164 sgk)

      • Xác định các đoạn của bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn:

Các đoạn Nội dung của mỗi đoạn

Đoạn 1: Từ…… đến …… Tả….

Đoạn 2: Từ…… đến …… Tả….

Đoạn 3: Từ…… đến …… Tả….

      • Tìm những câu văn miêu tả hoạt động của bác Tâm

Trả lời

      • Xác định các đoạn của bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến loang ra mãi: Tả công việc vá đường của Bác Tâm.

Đoạn 2: Từ mảng đường hình chữ nhật đến nhứ vá áo ấy: Tả thành quả lao động của bác Tâm.

Đoạn 3: Từ bác Tâm đứng lên đến hết: Tả niềm vui của bác Tâm sau khi xong công việc.

      • Những câu văn miêu tả hoạt động của bác Tâm:

   o Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.

   o Bác đập búa đều đều xuông những viên đá để chúng ken chắc vào nhau.

   o Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.

(Trang 165 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 6. Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến

Trả lời

Bài mẫu 1

   Trong cuộc đời của mỗi con người, ai ai cũng được sinh ra một lần và cũng một lần đi vào cõi vĩnh hằng mãi mãi. Thế nhưng “trước giây phút nhắm mắt buông tay” ấy thì những hình ảnh về gia đình, người thân vẫn luôn là bến đỗ cuối cùng của mỗi người với biết bao kỷ niệm. Một trong những kỷ niệm mà tôi nhớ mãi không bao giờ quên đó là hình ảnh ngoại nhóm bếp lửa nấu bữa sáng mỗi sớm mai.

   Như thường lệ, sáng nào cũng vậy cứ 5h sáng ngoại dậy chuẩn bị chu đáo nấu cơm cho cả gia đình. Có sáng ngoại nấu sắn, khoai, có sáng ngoại thổi xôi, nấu mỳ hoặc nấu cơm. Hôm nay ngoại luộc khoai lang mà hôm qua ngoại đào được trong vườn nhà. Đôi bàn tay thoăn thoắt của ngoại nhóm bếp củi, nâng niu từng cục than hồng rồi ngoại từ từ cho khoai vào nồi. Những củ khoai lang to, màu tím được ngoại rửa sạch rồi xếp ngay ngắn thành hàng với mức nước luộc vừa phải. Từng ngọn lửa chập chờn với ánh sáng lung linh, huyền ảo xen lẫn trong màn sương sớm. Hơi ấm và khói mùi rơm đã bắt đầu lan tỏa. Khói bếp làm cay cay mắt tôi. Tôi không biết mắt tôi nhòe vì khói hay nhòa vì mến yêu bà nữa? Trán ngoại lấm tấm mồ hôi, mấy sợ tóc trắng bạc phơ đang xõa xuống trông bà thật tảo tần biết bao. Nước sôi, mùi khoai luộc thơm phức làm cho tôi thấy đói bụng hơn. Ngoại mở nồi, lật lại khoai cho khoai chín đều. Sau khoảng nửa tiếng, khoai chín, ngoại để vào rổ mang lên nhà rồi cả gia đình cùng thưởng thức.

   Với mái tóc bạc trắng và bộ quần áo bà ba nâu ngoại tảo tần, cần mẫn sớm hôm chăm sóc tôi và em gái lớn lên từng ngày. Bố mẹ đi làm xa, hai anh em tôi có ngoại là động lực, là bến đỗ, là tình thương sát cánh. Ngoại như người mẹ thứ hai của tôi vậy. Tôi rất yêu quý và biết ơn ngoại.

Bài mẫu 2

   Chiều hè, những ánh nắng vàng cuối ngày đã ngả dài theo bóng cây. Em đi học về thì thấy bố mình đang lúi húi trước sân. Thì ra bố em đang xây bồn hoa. Xung quanh chỗ bố ngồi ngổn ngang cát, xi măng, gạch đỏ,… Bên phải bố là chậu vữa trộn xi măng sóng sánh màu xanh, chồng gạch đỏ đều tăm tắp bên tay trái ngay tầm tay với. Tay phải bố cầm chiếc bay, xúc vữa đổ lên mặt hàng gạch rồi bố nhanh tay gạt cho đều và phẳng. Tay trái bố nhặt từng viên gạch xếp ngay ngắn lên trên, rồi trở cán bay, bố gõ nhè nhẹ lên viên gạch. Trông động tác của bố rất đều đặn và khéo léo. Chẳng mấy chốc chiếc bồn hoa hình vòng cung hiện lên rất đẹp. Nhìn bố say mê làm việc em thấy mình yêu bố biết bao.

Bài mẫu 3

   Chiều nào đi học về tôi cũng đã thấy ông ngồi bên chiếc sa lông đọc báo. Tôi muốn chạy đến ôm chầm lấy cổ ông nhưng thấy ông đọc chăm chú tôi đứng từ xa nhìn ông. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu của ông như đang đăm chiêu, suy nghĩ điều gì đấy. Đôi tay ông cầm tờ báo ngang trước mặt. Thỉnh thoảng ông đưa tay đẩy gọng kính lên cao. Đôi chân khẽ rung rung nhè nhẹ như đưa nhịp theo một bản nhạc. Ông khẽ gật đầu như hài lòng về điều gì đó. Có lúc, ông cầm chén nước chè đang bốc khói nghi ngút, nhấp một ngụm rồi khẽ “khà” một tiếng sảng khoái. Đứng ngắm ông đọc báo, em thấy cuộc sống thật bình yên và hạnh phúc biết bao.

   

Các chủ đề khác nhiều người xem

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1073

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống