Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 173 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
• Những người trong tranh là ai?
• Họ đang làm gì?
Trả lời:
• Những người trong tranh là Bác sĩ, cụ Ún và con trai cụ Ún
• Họ đang đưa cụ Ún vào bệnh viện để mổ sỏi thận
(Trang 174 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2-3-4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc bài: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
(Trang 175 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(Trang 175 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1) Cụ Ún làm nghề gì?
(Trang 175 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (2) Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào?
Chọn ý đúng để trả lời:
• a. Tự mình cúng đuổi tà ma.
• b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.
• c. Mời bác sĩ đến khám chữa bệnh.
(Trang 175 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (3) Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trôn bệnh viện về nhà?
(Trang 175 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (4) Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
(Trang 175 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (5) Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
Chọn ý đúng để trả lời:
• a. Cụ đã chán nghề thầy cúng.
• b. Cụ không tin thầy cúng chữa khỏi bệnh.
• c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.
Trả lời:
1. Cụ Ún làm nghề thấy cúng.
2. Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách
Đáp án đúng là: b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.
3. Bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trôn bệnh viện về nhà vì cụ sợ mổ và hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái nên cụ trốn viện về nhà.
4. Cụ Ún khỏi bệnh nhờ có hai người mặc áo trắng, đó là bác sĩ và y tá của bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ đã tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ và gia đình đã đưa cụ trở lại bệnh viên. Nửa tháng sau cụ đã khỏi bệnh.
5. Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ:
Đáp án đúng là: c. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 175 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1-2-3. Đề bài: Hãy kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm bên gia đình
Gợi ý
1. Đó là buổi sum họp gia đình của ai (gia đình em hay gia đình bạn em, gia đình họ hàng, hàng xóm,…)
2. Buổi sum họp đó diễn ra vào thời gian nào (sáng, tối,…) và vào dịp nào (bữa cơm thường ngày, dịp lễ tết, sinh nhật, mừng thọ, ngày giỗ,…)? Em có chuẩn bị gì không?
3. Trong buổi sum họp gia đình có những ai? Mọi người trò chuyện, thể hiện tình cảm thương yêu, quan tâm đến nhau ra sao?
4. Không khí đầm ấm của buổi sum họp gia đình đó gợi cho em suy nghĩ gì?
(Trang 176 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Kiểm tra viết bài văn tả người:
Đề bài:
Chọn một trong các đề sau:
1. Tả một em bé đang ở tuổi tập đi, tập nói.
2. Tả một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…).
3. Tả một bạn học của em.
4. Tả một người lao động đang làm việc (nông dân, công nhân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, thầy giáo, cô giáo,…).
Trả lời
2. Tả người thân
– Mở bài: Giới thiệu chung về người thân được tả.
– Thân bài: Miêu tả theo trình tự.
+ Ngoại hình : mặt, mũi, tóc, tai….
+ Tính tình: đối với em và mọi người xung quanh.
+ Sở thích, việc làm.
+Tình cảm dành cho em.
– Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân, kèm theo lời nhắn nhủ và hứa hẹn với người thân.
3.Tả một bạn học của em
a/ Mở bài:
– Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em có tính nết nổi bật được nhiều người yêu mến;
b/ Thân bài:
Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả.
* Về hình dáng:
– Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay ốm;
– Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày;
– Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn… nụ cười cởi mở, chân tình;
* Về tính nết:
– Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến;
– Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ;
– Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ;
c/ Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn;
– Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em;
Các chủ đề khác nhiều người xem