Soạn Tiếng Việt 5 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 102 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Chơi “ai nhanh ai đúng”?

Các nhóm nhận phiếu, thảo luận rồi chọn những từ ngữ trong ngoặc có thể dùng để thay thế từ in đậm trong phiếu:

(nhưng, tuy nhiên, do đó, vì thế, ngoài ra, vậy nên, mặt khác, chính vì thế, trái lại, đồng thời….)

Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

Trả lời

Những từ ngữ trong ngoặc có thể dùng để thay thế từ “vì vậy” là: Vì thế, Do đó, chính vì thế, thế nên, chính vì vậy.

(Trang 103 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Tìm hiểu cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

So sánh hai câu văn ở hoạt động 1 với hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Khi quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

a. Đoạn văn nào thế hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu? Vì sao?

b. Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể sử dụng những từ ngữ nào?

Trả lời

a. Đoạn văn ở bài tập 1 thể hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu. Vì ở giữa hai câu của bài tập 1 có từ ngữ kết nối các câu, đó là từ “vì vậy”.

b. Để thể hiện mối quan hệ các nội dung giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn trong bài, ta có thể liên kết các câu, các đoạn ấy với nhau bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, vì thế, trước hết, trước tiên, cuối cùng,….

B. Hoạt động thực thành

(Trang 103 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Thảo luận và nêu tác dụng có mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn văn sau:

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn hòa.

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo trong đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Nhưng khi lửa ở cây gạo sặp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

Gợi ý:

      • Từ ngữ nào có tác dụng kết nối các câu với nhau?

      • Từ ngữ nào có tác dụng nối các đoạn văn với nhau?

Trả lời

-Những từ ngữ có tác dụng kết nối các câu với nhau là: Nhưng (từ thứ nhất), rồi, rồi thì.

-Những từ ngữ có tác dụng kết nối các đoạn văn với nhau là: Vì thế, nhưng (từ thứ hai).

(Trang 103 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Tìm từ nối phù hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây:

– Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?

– Bố viết được

– … bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con

Trả lời

– Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?

– Bố viết được

Vậy , bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con

(Trang 104 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ nối.

Trả lời

Đoạn văn 1

   Cây cam nhà em rất sai quả. đẩu tiên những quả cam bằng ngón tay út khẽ lộ ra bên những cánh hoa màu trắng. Ít hôm sau đã to bằng hòn bi ve. Quả cam lớn nhanh như thổi, khi quả còn nhỏ, vỏ xanh thẫm. Nhưng sau đã chiếc áo ấy máng dẩn rồi từ từ chuyển sang màu xanh nhạt rồi đến màu vàng tươi. Chẳng bao lâu cây cam đã đầy những chùm quả vàng óng, da căng mọng như những chiếc đèn lồng nhỏ, lư lửng thắp trong vòm lá xanh.

Đoặn văn 2

   Quanh thân, từ gốc lên cao, những trái mít bám rải rác theo từng cụm. Lúc đầu quả nhỏ như nắm tay rồi to dần, bằng cái bình thuỷ, cái vỏ bình tích… Quả nhỏ màu xanh, gai dày và nhọn; quả sắp chín ngả vàng, gai dãn thưa ra và bẹt, ta thường gọi mít đã mở mắt. Mít bổ ra thơm lừng, múi vàng óng, ăn ngọt lịm. Xơ mít có thể muối chua để ăn. Hạt của nó nhiều chất bột, luộc ăn và có vị bùi bùi.

Đoạn văn 3

   Từ mặt đất, cạnh ao, hai dây mướp cứng cáp vươn lên. Trên giàn những bông hoa mướp vàng tươi chen nhau giữa màu xanh mát của lá. Hoa, lá chen nhau lùm xùm, che khuất những dây mướp toả chằng chịt. Những tay mướp thi nhau vươn ra mọi phía và những trái mướp đeo tòong teng dưới giàn. Có trái chòi ra chỉ bằng ngón tay, màu xanh non, còn cả bông hoa héo phía dưới. Có trái thẳng đuột, to như chú cá lóc cỡ bự, da xanh sẫm. Có trái cong như một lưỡi câu khổng lồ. Có trái dài thượt, vỏ đã cứng và đã ngả sang màu vàng nhạt.

(Trang 104 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Viết bài văn tả cây cối

Chọn một trong các đề bài sau:

a. Mỗi loài hoa đều có một vẻ riêng. Em hãy chọn một loài hoa mà em thích nhất và viết bài văn miêu tả để bạn em cũng thấy rằng loài hoa ấy thật là đẹp:

b. Tả một loại trái cây mà em thích:

c. Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy.

Trả lời

a.

Trước sân nhà ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất mấy khóm hồng đang đua nhau khoe sắc.

Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.

Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.

b.

Ông em trồng một cây xoài cát Long Khánh ngon nổi tiếng được bốn năm. Nay, cây đã ra quả.

Quả xoài rất to, mỗi quả nặng gần nửa ki-lô-gam, hình thon dài. Lúc còn non, quả có màu xanh nhạt, lớn dần quả chuyển sang màu xanh đậm, khi chín quả lại có màu vàng. Những quả xoài lớn trông như hai bàn tay úp lại, tròn căng, trông thật thích mắt. Những quả xoài ngon thường có màu vàng tươi, mùi thơm ngào ngạt lan toả ra xung quanh vô cùng quyến rũ.

Khi xoài chín, ông em lấy cây sào có chiếc giỏ nhỏ, đưa miệng giỏ vào quả xoài chín, khẽ giật. Quả xoài nằm gọn trong lòng giỏ. Năm quả, mười quả… Em bưng những quả xoài tươi ngon vào nhà khoe với bà nội. Bà bảo em lựa những quả lớn đem để trên bàn thờ thắp hương, những quả còn lại đem biếu mấy nhà hàng xóm.

Em rất thích ăn những quả xoài chín tươi ngon. Xoài rất ngon và bổ. Sau này dù có đi đâu xa em cũng không quên hương vị của quả xoài vườn nhà em.

   

Các chủ đề khác nhiều người xem

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1040

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống