Soạn Tiếng Việt 5 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 17 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Quan sát bức ảnh và đọc lời giới thiệu về Khuê Văn Các

Trả lời

Khuê Văn Các (tức là gác Khuê Văn) là một căn gác nổi tiếng của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là khu di tích du khách không thể bỏ qua khi đến thăm Hà Nội, bởi vì đó chính là biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến.

(Trang 17 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: “Nghìn năm văn hiến”.

(Trang 17 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 3. Ghép mỗi từ dưới đây với từ giải nghĩa phù hợp: Quốc Tử Giám, tiến sĩ, văn hiến, chứng tích, Văn Miếu

(1) …: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

(2) …: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

(3) …: trường học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

(4) …: ở đây chỉ người đỗ cao trong kì thi quốc gia thời xưa (thi Hội).

(5) …: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

Trả lời

(1) Văn hiến: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

(2) Văn Miếu: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

(3) Quốc Tử Giám: trường học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

(4) Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ cao trong kì thi quốc gia thời xưa (thi Hội).

(5) Chứng tích: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

4. Cùng luyện đọc

(Trang 18 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(Trang 18 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1) Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì?

Dựa vào bài đọc, em chọn ý đúng để trả lời:

a. Vì biết Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

b. Vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi tiến sĩ, đã có truyền thống văn hoá lâu đời.

c. Vì thấy Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn, tráng lệ.

(2) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?

(3) Trều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

(4) Câu văn cuối bài muốn nói với chúng ta điều gì?

Em chọn ý đúng để trả lời:

a. Từ năm 1442 đến năm 1779, nước ta đã tổ chức thi cử rất có quy củ.

b. Văn Miếu — Quốc Tử Giám cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

c. Trong 10 thế kỉ, chúng ta đã có gần 3000 tiến sĩ.

Trả lời

(1) Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì

Đáp án: b. Vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi tiến sĩ, đã có truyền thống văn hoá lâu đời.

(2) Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều Lê với 104 khoa thi.

(3) Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất là triều Lê với 1780 tiến sĩ.

(4) Câu văn cuối bài muốn nói với chúng ta là:

Đáp án: b. Văn Miếu — Quốc Tử Giám cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 18 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và ghi vào vở.

a. Thư gửi các học sinh: ………

b. Việt Nam thân yêu: ……..

Trả lời

Từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc là:

a. Thư gửi các học sinh: nước nhà, cơ đồ, non sông.

b. Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.

(Trang 18 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc

Trả lời

Từ đồng nghĩa với tổ quốc là: đất nước, dân tộc, quốc gia, quê hương, nôn sông, sơn hà, giang sơn, non nước…

(Trang 18 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 3. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước)

M. Tổ quốc

Hai đội chơi thi viết các từ tìm được lên bảng, hết thời gian, đội nào tìm được nhiều hơn thì đội đó chiến thắng

Trả lời

    + vệ quốc : bảo vệ tổ quốc.

    + ái quốc : yêu nước.

    + quốc gia : nước nhà.

    + quốc ca : bài hát chính thức của nước dùng trong nghi lễ trọng thể.

    + quốc dân : nhân dân trong nước.

    + quốc doanh : do nhà nước kinh doanh.

    + quốc giáo : tôn giáo của một nước.

    + quốc hiệu : tên gọi chính thức của một nước.

    + quốc học : nền học thuật của nước nhà.

    + quốc hội : cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước.

    + quốc hồn : tinh thần đặc biệt tạo nên sức sống của một dân tộc.

    + quốc huy : huy hiệu tượng trưng cho một nước.

    + quốc hữu hoá : chuyển thành của nhà nước.

    + quốc khánh : lễ kỉ niệm ngày có sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử.

    + quốc kì : cờ tượng trưng cho một nước.

    + quốc lập : do nhà nước lập ra.

    + quốc ngữ : tiếng nói chung của cả nước.

    + quốc phòng : giữ gìn chủ quyền và an ninh của đất nước.

    + quốc phục : quần áo dân tộc thường mặc trong những ngày lễ, ngày hội.

    + quốc sách : chính sách quan trọng của nhà nước.

    + quốc sắc : sắc đẹp nổi tiếng trong cả nước.

    + quốc sỉ : điều sỉ nhục chung của cả nước.

    + quốc sử : lịch sử nước nhà.

    + quốc sự : việc lớn của đất nước.

    + quốc tang : tang chung của đất nước.

    + quốc tế : các nước trên thế giới.

    + quốc tế ca : bài hát chính thức của công nhân các nước trên thế giới.

    + quốc tế ngữ : ngôn ngữ chung cho các nước trên thế giới.

    + quốc thể : danh dự của một nước.

    + quốc tịch : tư cách là công dân của một nước.

    + quốc trạng : người đỗ trạng nguyên.

    + quốc trưởng : người đứng đầu một nước.

    + quốc tuý : tinh hoa trong nền văn hoá của một dân tộc.

    + quốc văn : sách, báo tiếng nước nhà.

    + quốc vương : vua một nước, …

(Trang 19 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở:

a. Quê hương.

b. Quê mẹ.

c. Quê cha đất tổ.

c. Nơi chôn rau cắt rốn

Trả lời

1.Giải thích các cụm từ:

    + Quê hương : quê của mình, về mặt tình cảm là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.

    + Quê mẹ : quê hương của người mẹ sinh ra mình.

    + Quê cha đất tổ : nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống từ lâu đời, có sự gắn bó tình cảm sâu sắc.

    + Nơi chôn rau cắt rốn : nơi mình ra đời, nơi mình sinh ra, có tình cảm gắn bó tha thiết.

2.Đặt câu

a.Quê hương của tôi là nước Việt Nam.

b.Hà Nội là quê mẹ tôi.

c.Phú Thọ là quê cha đất tổ của dân tộc Việt Nam

d.Mặc dù mai sau có đi đến nhiều nơi trên trái đất nhưng tôi vẫn không bao giờ quên nơi chôn rau cắt rốn của mình.

(Trang 19 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 6. Viết vào vở phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:

a. Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.

b. Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Nguyễn u n

Trả lời

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Trạng a ng
nguyên u n
Nguyễn u n
Hiền n
khoa o a
thi i
làng a ng
Mộ ô
Trạch a ch
huyện u n
Bình i nh
Giang a ng

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 20 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Nói với người thân những điều em biết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Trả lời

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Thánh Tông nhà Lý). Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông. Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên gồm: hồ Văn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, các bia tiến sĩ,…

(Trang 20 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2. Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta

Trả lời

Câu chuyện về hai vị nữ tướng anh hùng Hai Bà Trưng

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Con của Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

(Sưu tầm)    

Các chủ đề khác nhiều người xem

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1111

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống