Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 1331 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát bức ảnh sau nói những điều em biết về bà Nguyễn Thị Định
Trả lời
Nguyễn Thị Định là nữ thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam đầu tiên và nữ chính trị gia Việt Nam. Bà sinh ngày 15 tháng 3 năm 1920. Bà ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Năm 1936, bà được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn, bà tham gia phong trào Đông Dương đại hội như đi liên lạc, rải truyền đơn. Bà đã vận động bà con chống sự áp bức, bóc lột cường hào ở địa phương. Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8 năm 1945, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre.
Sau năm 1975, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Ngày 30 tháng 8 năm 1995, bà Nguyễn Thị Định được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1968, Bà được nhận Giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô trao tặng.
Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm và nhiều nơi khác nữa.
(Trang 133 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau: Công việc đầu tiên
(Trang 134 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3 – 4. Đọc, giãi nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(Trang 134 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (1) Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
(Trang 134 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (2) Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
(Trang 134 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (3) Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
(Trang 134 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (4) Vì sao chị Út muốn được thoát li?
Trả lời
(1) Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là đi rải truyền đơn.
(2) Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên là: bồn chồn, thấp thỏm. Đêm không ngủ yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
(3) Để rải truyền đơn, chị Út đã nghĩ ra cách là chị giả vờ đi bán cá từ sáng sớm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị vừa rảo bước và truyên đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Đến gần chợ, truyền đơn được rải hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
(4) Chị Út muốn được thoát li vì: chị muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 135 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Tìm hiểu nghĩa của từ
Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hơp với từ ngữ ở cột A.
Trả lời
a)-2
b)-3
c)-4
d)-1
(Trang 135 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Thi tìm nhanh những từ ngữ chỉ các phẩm chất của phụ nữ Việt Nam
Trả lời
– anh hùng
– bất khuất
– kiên cường
– đảm đang
– nhân hậu
– cần cù
– chăm chỉ
– vị tha
– giàu đức hy sinh
(Trang 1351Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam? Viết câu trả lời vào vở
a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con)
b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Khi đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi)
c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc)
Trả lời
a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con)
=> Đức tính hi sinh và tình yêu con vô bờ bến.
b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Khi đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi)
=> Sự đảm đang, giỏi giang, vun vén cho gia đình.
c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc)
=> Sự dũng cảm, kiên cường, lòng yêu nước sâu sắc.
(Trang 136 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn trong bài Tà áo dài Việt Nam (từ Áo dài phụ nữ …. đến chiếc áo dài tân thời)
Trả lời
Áo dài phụ nữ có hai loại: Áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
(Trang 136 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng dưới đây vào ô thích hợp. Viết lại các tên ấy cho đúng
Nghệ sĩ nhân dân, huy chương vàng, quả bóng bạc, huy chương bạc, nghệ sĩ ưu tú, quả bóng vàng, đôi giày vàng, huy chương đồng, đôi giày bạc.
a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao |
Giải nhất: Giải nhì: Giải ba: |
b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng |
Danh hiệu cao quý nhất: Danh hiệu cao quý: |
c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, cầu môn bóng đá xuất sắc hằng năm. |
Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: |
Trả lời
a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao |
Giải nhất: Huy chương vàng Giải nhì: Huy chương bạc Giải ba: Huy chương đồng |
b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng |
Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ nhân dân Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ ưu tú |
c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, cầu môn bóng đá xuất sắc hằng năm. |
Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc |
(Trang 136 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 6. Viết vào vở tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng dưới đây cho đúng:
a. Để tôn vinh các nhà giáo, những người có công với thế hệ trẻ, Nhà nước đã dành cho họ những phần thưởng tinh thần cao quý: các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b. Đặng Ngọc Dương là học sinh khối chuyên Vật lí Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm học lớp 11, em đoạt huy chương đồng Toán quốc tế. Năm học lớp 12, trong kì thi quốc gia môn Vật lí, em đoạt giải ba. Nhưng ngay sau đó, tại kì thi Vật lí quốc tế, một mình em đoạt cả giải nhất tuyệt đối, huy chương vàng và giải nhất về thực nghiệm.
(Theo VŨ HƯƠNG GIANG)
Trả lời
a. Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b. Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
C. Hoạt động ứng dụng
(Trang 136 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Hỏi người thân về những người phụ nữ anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của nước ta.
Trả lời
Ví dụ: Một số người phụ nữ anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của nước ta là: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiên, Đinh Thị Vân, Lê Chân, Triệu Thị Trinh, Ngọc Dung công chúa, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Định.
Lê Chân – Nữ tướng sinh ra ở làng An Biên, huyện Đông Triều, xứ Đông (nay thuộc xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bị viên thái thú Tô Định hung ác hãm hại bố mẹ, nợ nước, thù nhà, bà chiêu mộ quân sĩ, ngày đêm luyện tập, chờ cơ hội báo thù. Biết tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, bà hết lòng đi theo. Kháng chiến thắng lợi, Lê Chân được giao trọng trách Chưởng quản binh quyền nội bộ, đóng đại bản doanh ở Giao Chỉ và trấn thủ miền Đông Bắc. Năm 41, nhà Hán sai Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, chỉ huy đại binh đánh nước ta. “Lê Chân cùng Hai Bà Trưng và nhiều nữ tướng khác đã tham gia những trận đánh ác liệt ở vùng hồ Lãng Bạc (Bắc Ninh) ngày nay. Trận đánh phá vây ở Cẩm Khê, Hai Bà Trưng và nữ tướng Lê Chân đã hy sinh. Không chỉ có công đánh giặc cứu nước, bà còn có công chiêu mộ dân phu, khai khẩn đất hoang, lập vùng đất thuộc Thành phố Hải Phòng ngày nay.
Các chủ đề khác nhiều người xem