Bài 8: Văn bản nghị luận

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)

– Văn bản nghị luận xã hội cũng như nghị luận văn học, thường có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, thể hiện chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu nghị luận. Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng trong việc bộc lộ quan điểm, chính kiến của người viết. Vì thế, khi đọc hiểu văn bản nghị luận, cần chú ý những từ ngữ, câu văn, biện pháp nghệ thuật,… thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.

– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này 

– Khi đọc một văn bản nghị luận, các em cần chú ý:

+ Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận. 

+ Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm của bài viết.

+ Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày.

+ Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

– Đọc trước văn bản Bản sắc là hành trang, tìm hiểu thêm những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

– Từ những hiểu biết và trải nghiệm cá nhân, em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên.

Trả lời: 

– Suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận:

– Hệ thống luận điểm của bài viết:

– Lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày:

– Thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

– Những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

– Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên: Nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những cái mới, sự hiện đại, hội nhập làm mất đi vẻ đẹp vốn có của truyền thống, dân tộc.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

– Văn bản “Bản sắc là hành trang” là văn bản nghị luận để tôn vinh những nét đặc sắc trong bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc tiếp thu văn hóa, hội nhập và toàn cầu hóa, chúng ta vẫn phải giữ được những nét riêng biệt, giữ gìn bản sắc riêng cho dân tộc là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tỉ lệ các con số nói lên điều gì?

Trả lời:

– Các con số lớn như 80 triệu, 6000 triệu người: thể hiện sự chênh lệch lớn trong tỉ lệ giữa người với người, làm nổi bật vấn đề đặt ra chính là làm thế nào để không bị hòa lẫn về bản sắc của đất nước ta với thế giới.

Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu nào nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc? Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng gì?

Trả lời:

– Câu văn khái quát: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.

– Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng dẫn chứng cho câu văn khái quát.

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về điều gì?

Trả lời:

– Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. 

– Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. 

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm điều gì về bản sắc văn hóa?

Trả lời:

– Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm về bản sắc văn hóa:

+ Bản sắc là một lợi thế để cạnh tranh.

+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.

Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kêt bài, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Trả lời:

– Kêt bài, tác giả muốn nhấn mạnh: 

+ Bên cạnh việc tiếp thu  văn hóa, vẫn phải giữ được bản sắc dân tộc

+ Đây là phương châm hành động, bản năng tồn tại của dân tộc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em hiểu như thế nào về nhan đề “Bản sắc là hành trang”? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập?

Trả lời:

– Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

– Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

– Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy nêu ý chính được trình bày ở ba phần của bài viết theo gợi ý sau:

Phần 1

M. Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà

nhập mà không hoà tan)? 

Phần 2

Phần 3

Trả lời:

Phần 1

M. Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà

nhập mà không hoà tan)?

Phần 2

Bản sắc và việc giữ gìn bản sắc trong quá trình hội nhập

Phần 3

Khẳng định tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc dân tộc 

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc?

Trả lời:

– Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản:

+ Những đặc trưng cho dân tộc: tiếng Việt, những thành tựu văn hóa lâu đời, kho tàng dân ca, văn học nghệ thuật, tôn giáo…

+ Bản sắc văn hóa không nên xung đột với những điều mới mẻ, hội nhập

+ Bản sắc có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh, giúp ích cho du lịch

+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta, hấp dẫn trong và ngoài nước.

– Bổ sung những biểu hiện khác của bản sắc dân tộc: Bản sắc không thể bị mất đi dù qua nhiều thời gian, bản sắc có thể hiện hữu dưới dạng vật thể và phi vật thể…

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, cái riêng và cái chung được tác giả nêu lên qua ví dụ về chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu.

Trả lời:

– Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. 

– Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. 

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy.

Trả lời:

– Thái độ của tác giả vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá: Cho rằng không nhất thiết phải có sự xung đột lẫn nhau, cần bảo vệ và xây dựng lẫn nhau.

– Một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy: Tuy nhiên, chiếc xe Lệch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy.

Câu 6 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em hiểu như thế nào về câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”? Vấn đề đặt ra trong văn bản trên có ý nghĩa gì với cá nhân em?

Trả lời:

– Câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.”, có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1146

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.