Bài 1: Thần thoại và sử thi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Tập 1 – Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây: 

a) xử dụng / sử dụng

b) xán lạn / sáng lạng 

c) buôn ba / bôn ba

d) oan khốc / oan khóc

Trả lời:

a) sử dụng

b) xán lạn

c) bôn ba

d) oan khốc

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó. 

a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán. 

b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn.

c) Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một cách công phu, hoàn thành mĩ miều.

d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời.

Trả lời:

a) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: quyết liệt 

b) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: danh tiếng

c) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: mĩ mãn

d) Lỗi dùng từ sai về nghĩa. Sửa lại: ngộ độc

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: 

a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

c) Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở vùng này còn rất nhiều.

d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

Trả lời:

a) Lỗi sai dùng từ không đúng nghĩa: Lượng mưa. Sửa lại: Mùa mưa

b) Lỗi sai dùng từ không đúng nghĩa: pha chế. Sửa lại: điều chế

c) Lỗi sai dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả: chứng minh. Sửa lại: minh chứng 

d) Lỗi sai dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả: lối chơi lực lượng. Sửa lại: lối chơi và lực lượng.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trả lời:

Trong vô số những nhân vật thần thoại Việt Nam, em yêu thích nhất là Sơn Tinh trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh thiên nhiên hung bạo, dữ dội thì Sơn Tinh lại dũng mãnh như núi, đại diện sức mạnh của nhân dân, cộng đồng. Sơn Tinh lại là chúa vùng non cao có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Với việc xây dựng nhân vật Sơn Tinh nhân dân ta đã thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Để xây dựng nhân vật Sơn Tinh các tác giả đã vận dụng trí tưởng tượng tài hoa tạo nên xuất thân thần kì, những chiến công vĩ đại của nhân vật (thần núi Tản Viên, có nhiều phép lạ: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi,…). Cùng với đó là việc xây dựng cốt truyện kịch tính, sự kiện sinh động đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

– Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh (Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh thiên nhiên hung bạo, dữ dội thì Sơn Tinh lại dũng mãnh như núi, đại diện sức mạnh của nhân dân, cộng đồng.)

Bài giảng: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Tập 1 – Cánh diều – Cô Trương Tươi (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1066

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống