Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
* Hướng dẫn:
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiêu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như bài viết.
Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập: bạn có thể thực hiện như đã tiến hành giới thiệu một truyện kể.
Bước 2: Trình bày bài nói
Bạn thực hiện bước này như khi trình bày bài nói giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện kể. Nhưng lưu ý:
– Thể hiện được cảm nhận riêng của mình về bài thơ.
– Giọng đọc, giọng nói cần truyền cảm, nhất là khi đọc bài thơ và cách trích dẫn thơ
* Bài nói mẫu tham khảo:
Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của nước Việt Nam mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Bác phải kể đến là bài thơ Ngắm trăng trích từ “Nhật kí trong tù”.
Mở đầu bài thơ là khung cảnh nơi chốn tù giam:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Bác đã vẽ ra bức tranh chân thực về cuộc sống của mình: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù: không rượu, không hoa, có chăng chỉ là những con côn trùng và mùi phân bẩn thỉu. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình.
Tuy nhiên, dù thiếu thốn là vậy nhưng trước cảnh đẹp, trái tim người lại rung động:
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ.
Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả
Trên đây là bài cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài trình bày của em!
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Trao đổi: Khi trao đổi với người nghe, bạn cần:
– Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép tóm lược ý kiến, những vấn đề cần trao đổi thêm.
– Dành thời gian phù hợp để trao đổi những nội dung cần thiết.
Đánh giá
– Đánh giá theo bảng sau:
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật … (cả ba sách)