Bài 1: Tạo lập thế giới

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Soạn bài: Prô-mê-tê và loài người – Cô Bích Thủy (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn đã từng đọc hay nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn đã biết. Nếu chưa biết, bạn hãy thử đoán truyện Prô-mê-tê và loài người sẽ nói về vấn đề gì?

Trả lời:

– Em đã từng đọc và nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa

– Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ. 

– Truyện Prô-mê-tê và loài người sẽ nói về vấn đề quan hệ, sự giúp đỡ của Prô-mê-tê với loại người.

* Đọc văn bản

1. Dự đoán: Theo bạn, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người “vũ khí” gì?

Trả lời:

– Prô-mê-tê sẽ ban cho con người một thứ có thể giúp con người sinh sống trên Thế gian.

– Đó là thứ vũ khí nguy hiểm và hữu ích để con người chiến thắng muôn loài.

– Thứ vũ khí giúp con người tồn tại trên Thế gian.

2. Tưởng tượng: Qua những việc thần Prô-mê-tê đã làm, bạn hình dung thế nào về nhân vật này?

Trả lời:

– Qua những việc Prô-mê-tê là một vị thần vô cùng thông minh và tốt bụng với con người.

– Đây là một vị thần vô cùng tài năng và lo nghĩ cho muôn loài, công bằng.

3. Suy luận:

“Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu

Giống loài người đã có ngọn lửa của Prô-mê-tê

Ngọn lửa thiêng dạy cho họ biết bao nghề.”

Đây là lời của ai? Lời này có ý nghĩa gì?

Trả lời :

– Đây có thể là lời của tác giả nhằm để tôn vinh công lao của Prô-mê-tê, chỉ ra sức mạnh của ngọn lửa thiêng trong cuộc sống của người lao động.

– Bên cạnh đó lời thơ cũng chỉ ra đặc tính của con người mỏng manh, bầy yếu nhưng nhờ có ngọn lửa họ sẽ sống, sáng tạo.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản nới về công lao của thần Prô-mê-tê trong việc sáng tạo ra loài người và ban cho họ những sức mạnh quý giá chính là ngọn lửa.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn đã từng hình dung thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong “Prô-mê-tê và loài người” có làm cho hình dung đó của bạn thay đổi không? Vì sao?

Trả lời:

Hình dung trước khi đọc bài

Hình dung sau khi đọc bài

– Trước đó, các vị thần trong trí tưởng tượng của tôi là những người vô cùng quyền năng, to lớn, mạnh mẽ và dữ tợn.

– Hình dung về vị thần xa lạ và khác xa với con người.

 

– Nhưng sau khi đọc Prô-mê-tê và loài người , tôi mới biết được thần linh cũng có thể đãng trí, sai lầm hay “đần độn’ như Ê-pi-mê-tê hay có lòng tốt với con người, vui vẻ và gần gũi  như Prô-mê-tê.

– Hình dung về vị thần gần gũi hơn.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong “Prô-mê-tê và loài người”.

Trả lời:

Tóm tắt về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần:

Thế gian chỉ có mỗi các vị thần thì hết sức văng vẻ, hai vị thần Ê-pi-mê-tê và Prô-mê-tê đã quyết định sẽ tạo thêm những thứ khác cho nhân gian. Ê-pi-mê-tê xung phong việc chế tạo còn Prô-mê-tê sẽ kiểm tra và sửa chữa lại. Các con vật được trao cho những vũ khí phòng thân vô cùng hữu ích nhưng Ê-pi-mê-tê lại bỏ quên mất con người. Khi Prô-mê-tê kiểm tra lại, ông đã quyết định sẽ nhào nặn lại con người dựa theo hình dáng của những vị thần: đi bằng hai chân, để đôi tay làm việc. Với đó, vị thần cũng suy nghĩ làm sao để con người có thể mạnh và vượt trội hơn nhưng con vật khác để sinh tồn trong thế giới này. Cuối cùng, ông đã quyết định lấy lửa từ cỗ xe của thần mặt trời Hê-Li-Ôx và trao cho con người. Nhờ ngọn lửa của Prô-mê-tê, con người đã thoái khỏi sự tối tăm, lạnh giá. Ngọn lửa vừa là bạn vừa là vũ khí giúp họ chống lại nguy hiểm từ những con vật khác. Ngọn lửa cùng là một điều vô cùng quan trọng để sau này giúp con người sáng tạo ra muôn nghề.

Nhận xét:

– Cách xây dựng cốt truyện trong Prô-mê-tê và loài người hay và hấp dẫn.

– Có sử dụng yếu tố kỳ ảo và hiện thực như thần linh, con người, con vật.

– Xây dựng tuyến nhân vật thú vị, gần gũi. Nhân vật Prô-mê-tê hiện lên là một vị thần tốt bụng và có công ơn với loài người. Ê-pi-mê-tê dù chỉ là nhân vật phụ nhưng tính cách cũng được miêu tả rõ ràng và khéo léo.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu nội dung bao quát của truyện “Prô-mê-tê và loài người”. Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?

Trả lời:

– Prô-mê-tê và loài người nói về nguồn gốc và quá trình con người được trao cho những quyền năng đặc biệt, được tạo ra, sinh tồn dưới hình ảnh thần Prô-mê-tê tự tay dựng nên, giúp đỡ loài người.

– Thông điệp mà người xưa muốn gửi đến chúng ta qua truyện chính là thông tin về nguồn gốc của vạn vật và nhân loại dưới góc nhìn thần thoại.

– Cùng với đó là sự tôn kính đến thần Prô-mê-tê, tăng tính tưởng tượng và sáng tạo trong cách lí giải về sự xuất hiện của loài người.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Truyện “Prô-mê-tê và loài người” giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?

Trả lời:

– Nhận thức và cách lí giải về nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo và gắn liền với hình ảnh các vị thần.

– Hiện nay các vị thần vẫn được lưu truyền qua những câu chuyện thần thoại và được người Hy Lạp tôn trọng.

– Những vị thần được coi như những người đã khai sinh ra thế giới, vạn vật và người Hy Lạp xưa luôn tôn thờ.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra “Prô-mê-tê và loài người” là một truyện thần thoại?

Trả lời:

– Dựa vào đặc điểm của truyện thần thoại:

+ Thần thoại là những truyện kể hoang đường, kỳ ảo, kể về những nhân vật chính là những vị thần – có cả các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần (E. M. Mê-lê- tin-xki) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới và các nhân tố của nó như thiên nhiên và văn hóa

+ Nhân vật vượt quá mức người thường: các vị thần Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a, thần mặt trời Hê-li-ox

+ Yếu tố kỳ ảo: Nhào nặn con vật,con người,  Prô-mê-tê lấy lửa ở bánh xe của thần mặ trời và trao cho con người.

Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời và Prô-mê-tê và loài người.

Trả lời:

Điểm tương đồng:

– Cùng là truyện thần thoại

– Cùng nói về nguồn gốc, lịch sử của con người và vạn vật trên thế gian qua góc nhìn thần thoại với sự xuất hiện của yếu tố kì ảo

 – Nhân vật chính đều là các vị thần.

Điểm khác biệt:

Thần Trụ trời

Prô-mê-tê và loài người 

– Thần thoại Việt Nam

– Nội dung chính nói đến nguồn gốc hình thành của trời đất dưới bàn tay thần Trụ trời.

– Thần thoại Hy Lạp

– Nội dung chính nói về nguồn gốc tạo ra đặc điểm của muôn loài và con người.

Bài giảng: Prô-mê-tê và loài người – Chân trời sáng tạo – Thầy Nguyễn Quang (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1162

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống