Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Trước khi đọc:

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.

Trả lời:

– Thiên nhiên quanh ta ẩn chứa vô vàn những điều thú vị và bất ngờ:

+ Giây phút giao mùa.

+ Màu vàng rực của lá mùa thu.

+ Lớp sương sớm giăng mắc trên các ngọn cây.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?

Trả lời:

– Mặt nước “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

– Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

– Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

– Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng

 * Đọc văn bản

1. Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Từ ngữ chỉ mối quan hệ: ”Cặp chim chuyền”.  Thể hiện mối quan hệ thành cặp đôi, luôn gắn bó bên cạnh nhau.

2. Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?

Trả lời:

So với khổ 1,2, cảnh vật ở khổ 4 mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn. Qua từ “gấp gấp”, ta thấy được sự hối hả, thúc giục chứ không yên bình như ở khổ 1 và khổ 2.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ là một bức tranh thu vô cùng êm đềm và đẹp đẽ xen lẫn những cảm xúc xao xuyến và rung động của tác giả về tình cảm lứa đôi.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?

Trả lời:

Từ “duyên” hiểu theo lẽ thường là chỉ tình cảm, sự gặp gỡ giữa con người trong cuộc sống. Trong bối cảnh bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu, ta có thể hiểu chữ duyên ở đây là chỉ sự gắn kết, gắn bó, hòa hợp giữa vạn vật.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,… trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.

Trả lời:

1.

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, 

Cây me ríu rít cặp chim chuyền 

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, 

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.”

Nội dung: Hình ảnh ” ríu rít cạp chim chuyên”,” trời xanh ngọc”, miêu tả một khung cảnh vui vẻ, rộn rã với ”tiếng huyền”.Màu sắc gợi lên cảm giác trong xanh cùng với động từ “đổ” tạo cảm giác dứt khoát, lan tràn. Cụm từ “thu đến” như một tiếng reo vui mừng, phấn khích cho mơ ước bấy lâu giờ đã thành hiện thực.

+ Cách gieo vần ở vần ”uyên” : duyên, chuyền, huyền. Đây là vần bằng. Cách gieo vần tạo co khổ thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái

+ Các từ láy được sử dụng như ” ríu rít”,”nơi nơi” diễn tả một không bừng sáng, vui vẻ muôn nơi

2. “Mây biếc về đâu bay gấp gấp, 

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh, 

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.”

Nội dung: Càng chìm dần vào chiều thu, sương càng rơi xuống nhiều. “Hoa lạnh” vì có thể do “đẫm sương” hoặc do cơn gió nào đó. Chiều mùa thu bắt đầu lạnh làm cho người đọc cũng mang chút gì xao xuyến, bâng khuâng.

+ Khổ thơ nhiều vần trắc , thể hiện sự hối hả, gấp gáp hơn so với khổ 1

+ Khổ bốn mang đến cho độc giả cảnh thu trên không gian rộng lớn. Hoạt động của thiên nhiên cũng dần dồn dập, nhanh chóng hơn. Từ láy “gấp gấp” tạo cảm giác hối hả, thúc giục

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

Khổ…

 

 

Khổ…

 

 

 

 

Trả lời:

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

1

Không gian là buổi “chiều mộng” – lãng mạn, êm ái hòa vào đó “thơ trên nhánh duyên” gợi nên khung cảnh trữ tình.

Màu sắc là một mày xanh tươi vui, rộn rã

Hài hòa, tuyệt đẹp

2

Cảnh nắng chiều ở đây mang nét mạnh mẽ hơn cảnh nắng ở khổ  1

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.’’

 

Có một sự rung động đến từ trái tim. Trên con đường đó, mọi rung động nhỏ nhất của cảm xúc bị phát hiện, bất kể người ta có cố gắng giấu chúng bằng cách nào đi nữa

4

Chiều thu tàn, không gian mở rộng, bắt đầu trở nên gấp gáp hơn. Trời trở nên lạnh hơn

Xao xuyến, bâng khuâng, có chút lo lắng trước sự giá lạnh, cô đơn

5

Sự êm ả của mùa thu, tĩnh lặng như chẳng có gì đặc biệt

Hòa hợp tự nhiên, cảm nhận về hạnh phúc với mức độ cao nhất

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.

Trả lời:

– Thiên nhiên chiều thu như thúc đẩy, hòa hợp trong cảm xúc cùng “anh” và “em”.

– Sự hòa hợp từ thiên nhiên cho đến con người làm chữ duyên của bài thơ trở nên đặc sắc hơn.

– Từ những cảm xúc lâng lâng, rạo rực trước nuổi ắng chiều chiều thu cho đến bâng khuâng, lo lắng, bồi hồi trước cảnh chiều tà kèm gió se se lạnh, mối duyên tình như được vẽ theo từng khu bậc cảm xúc.

 – Sự hòa hợp, gắn kết nhất ”Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

Chủ thể trữ tình xuyên suốt bài thơ chính là ”anh”. Từng khổ thơ là những cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với tình yêu, được miêu tả qua khung cảnh thiên nhiên chiều thu. Tình yêu, rung động trong tình yêu chính là cảm hứng chủ đạo mà Xuân Diệu đưa vào. Chữ duyên, chữ tình được khắc họa dựa trên những  thay đổi của thiên nhiên, từ lúc nắng lên cho tới lúc chiều tàn

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

Trả lời:

Nét độc đáo trong của Xuân Diệu trong việc miêu tả mùa thu ở Thơ Duyên chính là việc nhìn, tả cảnh vật qua con mắt của một tâm hồn dạt dào cảm xúc, biết rung động trước tình yêu. Thiên nhiên, vốn dĩ không phải là hiện tượng mới mẻ trong thơ, nếu không nói đã là thi liệu có từ rất lâu đời trong văn học. Các nhà thơ trung đại cũng đã có thủ pháp tả cảnh ngụ tình, hoặc đều hướng lòng mình vào vạn vật để soi rọi, để tỏ bày. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan…, đều đã có nhiều bài thơ hay trong đó mượn cảnh để nói tình rất đặc sắc. Tuy nhiên, đến với Thơ duyên của Xuân Diệu, ta lại cảm nhận được thiên nhiên với những sắc màu khác nhau, những tâm trạng với niềm vui và nỗi buồn đều mới, mang một nét gì đó trẻ trung, sôi nổi nhưng vẫn có một nét trầm lặng. 

Như cảnh chiều thu sinh động tràn ngập âm thanh và sắc màu sự sống ở khổ đầu

”Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.”

Dường như thi nhân không nhìn trời thu bằng mắt mà đang nhìn bằng hồn vía say sưa, nên cảnh vật cứ lung linh trong vẻ duyên dáng đa tình mà lâng lâng cảm xúc: “con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu; lả lả cành hoang, nắng trở chiều”, để từ “cái cớ” thiên nhiên ấy, nhà thơ dẫn người đọc vào câu chuyện tình tứ rất duyên, dẫu chưa phải là chuyện tình yêu đôi lứa.

Hay như cảnh chiều tà ở khổ bốn

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”

Đến khổ thơ này Xuân Diệu lại bày tỏ một nỗi bồi hồi, thương nhớ, xao xuyến. Mây bay gấp gấp, chim sải cách rộng bay. Tất cả tạo nên một  bức tranh chiều ta qua rung cảnh của nhà thơ: hối hả nhưng vẫn mang màu sắc của mùa thu. Chỉ la xao xuyến, bồi hồi hơn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1097

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống